Các Doanh Nghiệp Ngành Du Lịch

Các Doanh Nghiệp Ngành Du Lịch

Doanh nghiệp du lịch là một trong những trụ cột của Ngành Du lịch, có vai trò và đóng góp trực tiếp vào hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển du lịch quốc gia. Vậy doanh nghiệp du lịch là gì? Vai trò, đặc điểm chính và những loại hình kinh doanh du lịch phổ biến hiện nay ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp nội dung chi tiết dành cho bạn!

Doanh nghiệp du lịch là một trong những trụ cột của Ngành Du lịch, có vai trò và đóng góp trực tiếp vào hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển du lịch quốc gia. Vậy doanh nghiệp du lịch là gì? Vai trò, đặc điểm chính và những loại hình kinh doanh du lịch phổ biến hiện nay ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp nội dung chi tiết dành cho bạn!

Kinh doanh dịch vụ lữ hành

Hoạt động chính của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành là xây dựng, bán và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Họ cũng có thể hoạt động như đại lý du lịch, bán các sản phẩm của các nhà cung cấp khác như vé máy bay, vé tham quan, hoặc dịch vụ ăn uống,... hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác để đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách du lịch trong quá trình đi tour.

Theo quy định của pháp luật, phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định cụ thể như sau:

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có thể cung cấp cả dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ du khách quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch đang ngày càng hấp dẫn bởi nhu cầu du lịch tăng cao, sự phát triển kinh tế xã hội và sự tăng trưởng của thu nhập cá nhân. Mặc dù sự đột phá của công nghệ hiện nay có thể giúp cho khách du lịch chủ động tổ chức hành trình du lịch từ a tới z song các công ty lữ hành ứng biến linh hoạt với thời cuộc vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.

Các sản phẩm của doanh nghiệp du lịch gồm:

– Sản phẩm trung gian do các doanh nghiệp du lịch cung cấp: trong hoạt động này các đại lý không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà hoạt động như một đại diện bán sản phẩm du lịch của các nhà sản xuất khác. Các sản phẩm trung gian bao gồm: đại lý đặt chỗ, bán vé máy bay và các phương tiện vận chuyển khác; dịch vụ môi giới cho thuê phương tiện vận chuyển; môi giới bán bảo hiểm du lịch; đăng ký, đặt chỗ và bán các chương trình du lịch; đăng ký, đặt chỗ trong khách sạn; tư vấn du lịch…

– Chương trình du lịch trọn gói: mang tính chất đặc trưng cho hoạt động du lịch. Các doanh nghiệp du lịch liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp.

– Sản phẩm tổng hợp: trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp du lịch có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình để trở thành những người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm du lịch.

– Các doanh nghiệp du lịch lớn trên thế giới hoạt động hầu hết trong các lĩnh vực có liên quan đến du lịch, bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ vận chuyển du lịch, các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch…

Theo căn cứ tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Như vậy, từ những phân tích trên, chúng tôi có thể khẳng định:

Doanh nghiệp du lịch là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh các sản phẩm  như tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khác, cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ. …nhằm mục đích sinh lời.

Trên đây là bài viết về Doanh nghiệp du lịch là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần sàng lọc kỹ để lựa chọn những cổ phiếu du lịch có nền tảng tốt và triển vọng tích cực.

Biểu đồ khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2023 - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo bà Minh Bùi, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán HSC đánh giá, sau khi Việt Nam mở cửa trở lại nền kinh tế, cuối năm 2022, đầu năm 2023, số lượng khách quốc tế đã bắt đầu tăng dần trở lại.

Số lượng khách du lịch quốc tế trong tháng 4/2023 đã tăng mạnh 9,7 lần so với cùng kỳ và trong 4 tháng đầu năm, tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam đã tăng khoảng 19,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,7 triệu người. Tuy nhiên, con số này vẫn ở mức thấp so với trước đại dịch và chỉ đạt khoảng 62%, bởi vì sự mở cửa dần trở lại của Trung Quốc chưa tạo hiệu ứng, do đó khách du lịch đến Việt Nam vẫn còn thiếu lượng khách lớn từ đất nước này.

Để thay thế lượng khách từ Trung Quốc, thì 4 tháng đầu năm đã có lượng khách dẫn đầu đến từ Hàn Quốc với khoảng hơn 1,1 triệu lượt khách. Bên cạnh đó, có khoảng 263.000 khách từ Mỹ.

“Dù Trung Quốc mở cửa trở lại từ tháng 1/2023 nhưng lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ ngày 15/3, tức là cũng mới đây do có một số giới hạn nhất định. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng cuối năm 2023 sang đầu năm 2024, lượng khách du lịch quay trở lại Việt Nam sẽ đóng góp rất lớn vào sự hồi phục của ngành du lịch”, bà Minh Bùi nhận định.

Năm 2023, HSC dự báo số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 8,5 triệu khách, cao hơn nhiều so với con số 3,6 triệu khách ở năm 2022. Đồng thời đến năm 2024, số lượng khách quốc tế vẫn còn tiếp tục tăng, với động lực chính là khách du lịch đến từ Trung Quốc.

Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu du lịch đều có diễn biến khả quan tính từ đầu năm đến nay, cụ thể, VIR (+15%), VTD (+14,56%), DSN (+12,45%), SRT (+8,7%), VTR (+2,81%)…

Ngành du lịch Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ. Ảnh minh họa: VTR

Nhóm chuyên gia tại TOPI phân tích, một số mã cổ phiếu triển vọng của ngành du lịch hiện nay có thể kể đến như: DSN của Công viên nước Đầm Sen. Năm 2022, DSN đạt doanh thu thuần đạt 232 tỷ đồng, gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận của DSN đạt gần 108 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2021. Đây được xem là mức lãi kỷ lục trong suốt lịch sử hoạt động của DSN.

DSN luôn chú trọng đổi mới và cải thiện chất lượng dịch vụ, với nhiều chương trình để thu hút khách hàng, vì vậy, lượng khách tăng trưởng đều đặn hàng năm, đem về nguồn thu ổn định liên tục trong nhiều năm.

Hay như mã DAH của Công ty CP Tập đoàn Khách sạn Đông Á, đây là một trong những mã cổ phiếu có tiềm năng lớn và phát triển nhanh thuộc lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. DAH có quỹ đất rộng ở vị trí khu đắc địa tại nhiều tỉnh, thành; mảng khách sạn hầu như được các chuyên gia nước ngoài thuê trong dài hạn nên lợi nhuận hàng tháng rất lớn.

Ngoài ra, cổ phiếu SKG của Công ty CP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang cũng đáng chú ý. Năm 2022, SKG đạt doanh thu 409,85 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 44.38 tỷ đồng, tăng 113% so với năm trước đó (năm 2021 lỗ 38.54 tỷ đồng). So với kế hoạch đã đề ra trong năm 2022, SKG đã vượt 13,48% mục tiêu doanh thu và gần 140% mục tiêu lợi nhuận.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khi đầu tư cổ phiếu du lịch, các nhà đầu tư không nên “lướt sóng” mà cần đầu tư dài hạn. Để chọn được cổ phiếu ngành du lịch tốt, thứ nhất, cần xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng vay nợ/tài sản ngắn hạn nhỏ hơn 1,1 hay không? doanh nghiệp làm ăn có lãi không? chỉ số thanh toán hiện hành có lớn hơn 1,5 hay không? cổ tức có được trả đều đặn hay không?… Tất cả những điều này nhằm đảm bảo cổ phiếu có thể sinh lời cho nhà đầu tư.

Thứ hai, lựa chọn các cổ phiếu có mức P/E < 9, đây là những cổ phiếu có mức giá hấp dẫn, khả năng bán lại với giá cao. Tuy nhiên, cần cân nhắc thêm các cổ phiếu đang tăng trưởng tốt, nhưng có P/E ở mức cao.

Nếu sợ nhầm lẫn trong trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận bất thường từ thanh lý tài sản, thu nhập tài chính… thì cần xem xét thêm P/B với điều kiện P/B < 1,2. Cổ phiếu nào có tăng trưởng EPS dương trong 5 năm gần nhất cũng được xem là một cổ phiếu có tiềm năng và đáng để đầu tư.

Thứ ba, nhà đầu tư nên tham khảo trước tình hình biến động trên thị trường, xem cổ phiếu đó có đang phát triển không, có tiềm năng trong tương lai không. Đánh giá này dựa vào các chỉ số ngành trên bảng giá cổ phiếu. Sau đó, hãy lọc cổ phiếu phù hợp với mục tiêu và chiến lược đầu tư của mình.

GEX dẫn đầu thanh khoản nhóm cổ phiếu ngành điện và thiết bị điện

KSB thông qua kế hoạch phát hành 58,1 triệu cổ phiếu nâng vốn điều lệ lên trên 1.532 tỷ đồng

Mua cổ phiếu theo dòng tiền lớn

Tháng 6: Chọn cổ phiếu "bank - chứng - đất - dầu - khoáng" và bán lẻ nào?