- Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam vẫn được giữ nguyên.
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam vẫn được giữ nguyên.
Thủ tướng Narendra Modi quảng bá cho một hòn đảo của Ấn Độ
Trong chuyện này, chính trị là một trong những trợ giúp đắc lực. Nhưng đồng thời, du lịch cũng có thể phục vụ đắc lực chính trị và dùng du lịch có thể làm chính trị rất hiệu quả. Điều này có thể thấy được rất rõ ở việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đăng tải trên các mạng xã hội những bức ảnh đi dạo trên bờ biển ở một hòn đảo của Ấn Độ cùng những dòng trạng thái ngợi ca phong cảnh biển đảo của Ấn Độ.
Thật ra, những việc làm như thế vốn rất bình thường trên thế giới. Nơi nào trên thế giới này mà chẳng có những thắng cảnh thiên nhiên riêng và những thế mạnh riêng về du lịch. Trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ, ông Modi tán dương bờ biển, bãi cát và biển đảo của Ấn Độ thì cũng là việc mà người này phải làm và nên làm.
Nhưng việc làm của ông Modi lại trở thành chuyện phức tạp và nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Maldives. Ba vị Bộ trưởng trong Chính phủ Maldives đã có những phát ngôn khiếm nhã về ông Modi khiến phía Ấn Độ phẫn nộ. Đại sứ Maldives ở Ấn Độ đã bị Bộ ngoại giao Ấn Độ triệu lên gặp để nghe phản đối và để bị yêu cầu giải thích. Rồi ba vị Bộ trưởng kia bị Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu cho nghỉ việc. Ông Muizzu đắc cử Tổng thống Maldives trong cuộc bầu cử tổng thống mới đây, là người được coi là thân Trung Quốc hơn Ấn Độ. Sau khi lên cầm quyền ở Maldives, ông Muizzu đã chấm dứt một số cơ chế hợp tác song phương lâu nay giữa Maldives và Ấn Độ cũng như đã yêu cầu Ấn Độ triệt thoái hết quân đội ra khỏi Maldives. Vị tổng thống mới này càng thiên lệch hẳn về phía Trung Quốc bao nhiêu, thì quan hệ của đảo quốc với Ấn Độ càng xấu đi bấy nhiêu.
Du lịch vốn là thế mạnh đặc biệt nổi trội của Maldives nhưng hiện tại lại là điểm yếu chết người của Maldives. Trước đại dịch bệnh, du khách Trung Quốc chiếm vị trí số một trong danh sách các nước có nhiều du khách nhất tới Maldives. Bây giờ, du lịch với Trung Quốc chưa hồi phục và nhiều khả năng không thể hồi phục được như trước đại dịch bệnh, bởi tâm lý du khách Trung Quốc đã thay đổi cơ bản khi bắt đầu cho rằng Maldives ở cách quá xa và sản phẩm du lịch ở Maldives không còn mới. Du khách Ấn Độ hiện đã thế chân du khách Trung Quốc ở vị trí ấy. Nếu vì quan hệ chính trị song phương không tốt đẹp mà du khách Ấn Độ không tới Maldives thì Maldives sẽ thua thiệt lớn. Ấn Độ và Maldives lại không cách nhau xa về địa lý, nên Ấn Độ có thể cạnh tranh rất dễ dàng với Maldives về du lịch.
Ông Modi vừa rồi tới thăm và quảng bá du lịch cho một vùng biển đảo của Ấn Độ có điều kiện tự nhiên và phong cảnh thiên nhiên không khác gì Maldives, lại chỉ cách xa Maldives có hơn 130 km. Sau khi ba vị Bộ trưởng trong Chính phủ Maldives có phát ngôn không hay về ông Modi, nhiều hãng du lịch Ấn Độ không tổ chức tour du lịch đi Maldives, một số hãng hàng không của Ấn Độ ngừng bay đến Maldives và trên các mạng xã hội ở Ấn Độ dấy lên làn sóng kêu gọi người dân Ấn Độ tẩy chay du lịch Maldives.
Việc ông Modi quảng bá du lịch biển đảo cho Ấn Độ, vậy là tác động tiêu cực gián tiếp tới ngành du lịch của Maldives mà phía Maldives không thể phê trách hay cản phá được. Vị tổng thống mới của đảo quốc không thân thiện với Ấn Độ, thì đương nhiên không thể đòi hỏi phía Ấn Độ tiếp tục giúp đảo quốc tận lợi từ du lịch như lâu nay. Giải pháp duy nhất cho Maldives là phải lựa chọn đúng nhất giữa “anh em xa là Trung Quốc” và “láng giềng gần là Ấn Độ”. Bài học cốt lõi ở đây là phải dùng chính trị để phát triển du lịch và đồng thời phải dùng du lịch làm chính trị.
Khu vực vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ
Khu vực vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ Dựa vào các tài liệu khảo cổ học, thì dấu tích sớm nhất của con người có mặt trong khu vực vịnh Hạ Long thuộc về chủ nhân nền văn hóa Soi Nhụ. Kế tiếp là chủ nhân văn hoá Cái Bèo với mối liên hệ với biển đầu tiên và sau cùng là văn hoá Hạ Long. Văn hoá Hạ Long là một nền văn hoá có vai trò rất quan trọng trong nền văn minh Việt cổ, đánh dấu sự tiếp xúc khá phổ biến của cư dân Việt cổ với nền kinh tế biển, tạo ra nền văn hóa biển đặc sắc ở Việt Nam. Văn hóa Soi Nhụ: Có niên đại cách ngày nay 18.000 – 7.000 năm. Cư dân thời kỳ này cư trú chủ yếu trên các đảo đá vôi thuộc vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các hang động ven bờ. Phương thức kiếm sống của họ là săn bắt, hái lượm và khai thác nhuyễn thể nước ngọt với công cụ lao động được chế tác bằng đá có hình dáng không ổn định, kỹ thuật chế tác đơn giản bằng phương pháp ghè đẽo một mặt, phương pháp chặt bẻ và rất ít tu sửa.
Di chỉ khảo cổ hang Soi Nhụ, nơi được phát hiện có dấu tích của người Việt cổ cách đây 14.000 năm
Văn hóa Cái Bèo: Có niên đại cách ngày nay 7000 - 5000 năm. Cư dân thời kỳ này cư trú chủ yếu trên bờ vũng vịnh kín gió, tựa lưng vào núi, mà chủ yếu là núi đá vôi. Độ cao của các di chỉ này so với mực nước biển hiện tại vào khoảng 2-6m. Phương thức kiếm sống của họ trước hết là định hướng khai thác biển ven bờ và sau đó là kết hợp với các phương thức kiếm sống truyền thống như săn bắt thú rừng, thu lượm rau củ, hoa quả trong thiên nhiên. Công cụ lao động rất đơn giản, chủ yếu là các công cụ mũi nhọn. Kỹ thuật ghè đẽo chủ yếu là ghè một mặt và có thể ghè những nhát cách quãng ở mặt đối diện để tạo rìa lưỡi. Gốm Cái Bèo ở giai đoạn đầu thì thô, dày, nặng và loại hình đơn giản. Giai đoạn sau là gốm mịn, văn thừng, loại hình phong phú hơn. Gốm xốp bắt đầu xuất hiện với số lượng ít thể hiện bước phát triển mạnh mẽ của người tiền sử.
Văn hóa Hạ Long: có niên đại 4500 - 3500 năm cách ngày nay và được chia ra làm 2 giai đoạn: sớm và muộn. Giai đoạn sớm: Do biển tiến Holoxen trung (khoảng 6000 - 5000 năm trước), đợt biển tiến này làm mất đi môi trường sống quen thuộc của cư dân văn hoá Cái Bèo, khiến cho một bộ phận cư dân phải di chuyển lên phía Đông Bắc và những vùng đất cao hơn, tại đây, họ tạo nên giai đoạn sớm của văn hóa Hạ Long. Phương thức kiếm sống của cư dân giai đoạn này chủ yếu là săn bắt, hái lượm, canh tác, trồng cây lấy sợi, rau củ quả, tăng cường khai thác biển. Giai đoạn muộn: Do mực nước biển dâng cực đại rồi sau đó rút dần (trong khoảng 4000 - 3000 năm trước). Khi biển lùi, các cư dân văn hóa Hạ Long giai đoạn sớm có sự chuyển cư ngược lại. Theo nước thủy triều, họ tiến dần ra biển. Địa bàn cư trú của cư dân văn hóa giai đoạn muộn tương đối phong phú, bao gồm: hang động, chân núi ven biển, doi cát, các bậc thềm và mặt đồng bằng cổ. Phương thức kiếm sống của cư dân văn hóa Hạ Long giai đoạn muộn đã cơ bản gắn với môi trường biển cả, kết hợp duy trì phương thức kiếm sống trên cạn. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá, loại hình độc đáo, thể hiện kỹ thuật chế tác ở trình độ cao. Thời kỳ này phát triển nghề thủ công làm gốm với sự trợ giúp của kỹ thuật bàn xoay, hoa văn trang trí chủ yếu là văn thừng, các dải hoa văn đắp nổi, văn khắc vạch, gắn đắp chân đế. Đồ gốm phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hoa văn trang trí tạo ra đặc trưng riêng của văn hóa Hạ Long.
Hiện nay, trên vịnh Hạ Long có một số hang động đang lưu giữ các vết tích văn hóa của người tiền sử như là: hang Tiên Ông, hang Trống, hang Trinh Nữ, hang Bồ Nâu, động Mê Cung, động Thiên Long …Ngoài ra, hang Tiên Ông đang lưu giữ, bảo tồn những hố thám sát, hố khai quật khảo cổ với những trầm tích là vỏ ốc suối (Melania), ốc núi (Cyclophorus), là một trong những bằng chứng sinh động về phương thức cư trú, sinh sống trong hang động của người tiền sử Hạ Long thuộc văn hóa Soi Nhụ.
Khu vực vịnh Hạ Long là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc trong các thời đại quân chủ Phong kiến Với vị trí chiến lược quan trọng, ngay từ thế kỷ XII (năm 1149) dưới triều vua Lý Anh Tông, trong khu vực vịnh Hạ Long, thương cảng Vân Đồn đã được thành lập. Đây không chỉ là một bến cảng mà là một hệ thống gồm nhiều bến thuyền thương mại trên các đảo quây quần trên vùng vịnh Bái Tử Long. Ngày nay những dấu tích về những bến thuyền cổ còn tìm thấy khá dày đặc, phong phú tại các khu vực đảo Cống Đông, Cống Tây, Vân Hải, Quan Lạn…Hàng vạn mảnh gốm sứ đặc trưng cho các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Mạc cùng nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật . Bên cạnh những dấu tích đồ sộ của các thuyền cổ ngày nay chúng ta còn phát hiện nhiều dấu tích của các công trình văn hóa như : đình, chùa, đền, miếu, tháp: chùa Lấm, chùa Trong, chùa Cát và cụm di tích đình, đền, chùa Quan Lạn.
Bức tranh thương cảng cổ lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh
Đình Quan Lạn tại đảo Quan Lạn, Huyện Vân Đồn
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng của dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, đó là: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán (năm 938), Lê Hoàn đánh thắng quân Tống (năm 981), Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông (năm 1288). Hiện nay, khu vực vịnh Hạ Long còn có nhiều di tích lịch sử và di chỉ văn hoá như: Đình Quan Lạn, chùa Lấm, đền Bà Men... Đặc biệt người dân vùng biển Hạ Long vẫn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống độc đáo, phong phú từ bao đời. Nó được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ, lễ hội, kinh nghiệm, phản ánh tâm tư, tình cảm được truyền từ đời này qua đời khác.
Rước tượng Đức thánh Trần trong lễ hội Bạch Đằng tại TX Quảng Yên
Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Đó là các giá trị văn hoá phi vật thể mang đặc trưng của vùng biển như: Hò, vè, hát đám cưới, hát giao duyên, hò biển và nhiều lễ tục truyền thống như: lễ giở mũi thuyền, tục trồng cây Nêu….Những giá trị văn hoá này hiện vẫn là một “cửa ngỏ”, một “mảnh đất đầy hứa hẹn” cho các nhà nghiên cứu, những người yêu quý, tôn vinh truyền thống văn hoá dân tộc Khu vực vịnh Hạ Long là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc trong trong thời lịch sử cận, hiện đại Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp: + Hang Đúc Tiền: nằm ở phía Đông Nam đảo Vạn Gió (trên bản đồ có ký hiệu là hòn 376, dân gian gọi là núi Cánh Quít). Đây là căn cứ của nghĩa quân Đề Hồng, Cai Thái, nghĩa quân lập xưởng đúc súng, đúc tiền để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. + Ngày 1.5.1930, lá cờ đỏ búa liềm tung bay phấp phới trên đỉnh núi Bài Thơ, đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào đấu tranh cách mạng - của giai cấp công nhân vùng mỏ, góp phần đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp. + Ngày 24.3.1946, Hồ Chủ Tịch hội đàm với cao uỷ Pháp Đác-Giăng-Liơ trên chiến hạm Emin-bec-tanh trên vịnh Hạ Long.
Quân Pháp rút khỏi khu mỏ tại Bến Phà Bãi Cháy ngày 24/4/1955
+ Vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20, những chuyến tàu không số xuất phát từ khu vực Hạ Long tiến vào Miền Nam mang theo vũ khí, đạn dược…. góp phần vào chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển).Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: + Vịnh Hạ Long chứng kiến lần tập kích và thất bại đầu tiên bằng không quân của không lực Hoa Kỳ khi chúng mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày 5.8.1964 cùng với sự kiện bắt sống tên giặc lái Mỹ đầu tiên: phi công An-Va-Ret.
Phân đội tàu trong chiến thắng đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam
(Thời Báo VHNT, 24-10-2024) - Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, đồng thời nhìn nhận lại những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1925 – 2025), tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/10.
Trường Mỹ thuật Đông Dương được Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn theo Nghị định ký ngày 27/10/1924 tại Hà Nội. Trường khai giảng khóa học đầu tiên vào năm 1925 - đây cũng là mốc son đánh dấu sự ra đời và quá trình phát triển của Trường Mỹ thuật Đông Dương.
Từ năm 1925, trên mô hình và hệ thống sư phạm của phương Tây (Trường Mỹ thuật quốc gia Paris) kết hợp với việc khai thác nghệ thuật truyền thống Việt Nam đã đào tạo những nghệ nhân An Nam trở thành những nghệ sĩ. Từ ngôi trường này, ý thức nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã được đánh thức, nuôi dưỡng.
Bên cạnh sự khuyến khích của những người thầy Pháp và sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo mỹ thuật, các nghệ sĩ đã tìm ra hình thức, chất liệu, kỹ thuật đặc trưng của người Việt. Chính vì vậy, giai đoạn 1925-1945 được coi như nền móng có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Đặng Thị Phong Lan - Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết, từ khi hình thành đến nay, tên gọi của trường đã thay đổi theo những giai đoạn khác nhau: Trường Mỹ thuật Đông Dương, Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Trường Cao đẳng Mỹ thuật, Trường Mỹ thuật Trung cấp, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Theo TS Đặng Thị Phong Lan, dù có sự thay đổi tên gọi nhưng sứ mạng của Nhà trường từ Trường Mỹ thuật Đông Dương đến Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam luôn giữ vững những giá trị cốt lõi: sáng tạo là bản chất, sáng tạo luôn gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa, con người Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường luôn gắn với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại với những bối cảnh và nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Qua đó cho thấy ý nghĩa và vai trò của giai đoạn Mỹ thuật Đông Dương đối với sứ mạng và lịch sử hình thành của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng khẳng định sức ảnh hưởng và tác động của to lớn của trường Mỹ thuật Đông Dương trong việc tạo nên một bước ngoặt quan trọng đối với mỹ thuật truyền thống để chuyển qua một giai đoạn mới, kể từ đây, mỹ thuật Việt Nam phát triển theo con đường dân tộc – hiện đại để hòa nhập vào nền mỹ thuật thế giới.
Tại hội thảo, các diễn giả là các nhà nghiên cứu, học giả, nghệ sĩ tập trung làm rõ các nội dung: Bối cảnh hình thành và sứ mạng của trường Mỹ thuật Đông Dương; Quan điểm giáo dục của Nhà trường và tinh thần tiếp thu văn hóa Pháp trên cơ sở văn hóa Việt Nam của thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương; Nghệ thuật và phong cách, chất liệu mới của các thế hệ thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925 -1945; Ảnh hưởng về quan niệm thẩm mỹ, phương pháp đào tạo của trường Mỹ thuật Đông Dương trong diễn trình lịch sử của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam; Đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương với nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Phát biểu tham luận tại hội thảo, nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương đã đưa ra một số kiến giả về “phong cách mỹ thuật Đông Dương”. Theo bà, “phong cách mỹ thuật Đông Dương” rất đa dạng và Trường Mỹ thuật Đông Dương là một nền tảng cơ bản hình thành nên phong cách đó.
Trong đó, bút pháp, ngôn ngữ nghệ thuật thuộc “phong cách mỹ thuật Đông Dương” bao trùm các thể loại sơn dầu, sơn mài, lựa, in khắc gỗ, vẽ chì than, bột màu,… cùng với tiệc thu nạp, tiếp biến các ảnh hưởng từ phương Tây cho đến phương Đông.
Về đối tượng, hình tượng, chủ đề thường gặp ở “phong cách mỹ thuật Đông Dương” đó là phong cảnh nông thôn, miền núi, bến sông, bến thuyền, chùa chiền; cảnh sinh hoạt; chân dung thôn nữ, chân dung người nhà quê chất phác, chân dung các thiếu nữ tân thời qua áo dài; các chủ đề tình cảm dịu dàng, trìu mến như: thiếu nữ bên hoa sen, hoa cúc, hoa huệ, chị em, mẹ con, gia đình,…
Theo nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương, “phong cách mỹ thuật Đông Dương” đã thể hiện tương đối đầy đủ những ước nguyện trong sáng, an ành, mộng mơ, siêu thoát,… trong tinh thần mỹ cảm của người Việt – một tinh thần hướng tới cái đẹp ước vọng, cái đẹp mang màu sắc lạc quan, hy vọng, né tránh vùng tối khổ đau và rất đề cao cái đẹp có tính trang trí.
TS Phạm Trung cho rằng, sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương được đánh giá như dấu ấn lịch sử quan trọng, là cái nôi đào tạo các thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư thế hệ đầu tiên của Việt Nam.
“Thành tựu nghệ thuật, dấu ấn văn hóa để lại của các nghệ sĩ tiền bối qua 20 năm Trường Mỹ thuật Đông Dương trong lịch sử Việt Nam hiện đại là rất to lớn, đó là những vẻ đẹp nhân văn tự thân tỏa sáng. Đó là những giá trị về văn hóa tinh thần vẫn còn lưu dấu đến ngày hôm nay trong thẩm mỹ xã hội; là dấu ấn, ảnh hưởng lâu bền, day dứt đến thẩm mỹ của nhiều thế hệ họa sĩ trong cả nước những giai đoạn sau này và cả những thế hệ họa sĩ thành danh thời kỳ Đổi mới của mỹ thuật Việt Nam”, TS Phạm Trung cho hay.
Trong 20 năm tồn tại, Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925 – 1945) đã có những đóng góp to lớn đối với lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Đây là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc mà thành công của họ đã được khắc sâu vào lịch sử nghệ thuật nước nhà, là nơi đã cống hiến một tầng lớp họa sĩ tiên phong cho nền hội họa Việt Nam hiện đại và cũng là nơi góp phần hình thành một đội ngũ hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp của Việt Nam./.