Cũng như các nước khác, biểu tượng của Đức cũng mang những nét đẹp riêng biệt, đặc trưng của đất nước này. Đằng sau mỗi một biểu tượng nước Đức đều mang một ý nghĩa, vẻ đẹp văn hóa truyền thống riêng biệt khác nhau. Dưới đây là một số biểu tượng cơ bản thường thấy ở Đức có thể bạn chưa biết.
Cũng như các nước khác, biểu tượng của Đức cũng mang những nét đẹp riêng biệt, đặc trưng của đất nước này. Đằng sau mỗi một biểu tượng nước Đức đều mang một ý nghĩa, vẻ đẹp văn hóa truyền thống riêng biệt khác nhau. Dưới đây là một số biểu tượng cơ bản thường thấy ở Đức có thể bạn chưa biết.
Quốc ca của Đức có tên là “Lied der Deutschen” dịch ra là “Bài hát người Đức” được chọn làm quốc ca của Đức từ năm 1922 bởi tổng thống đầu tiền của nước Đức.
Lời bài hát được một nhà thơ của Đức viết theo giai điệu bài nhạc “Gott erhalte Franz den Kaiser” vào giữa thế kỷ 19. Quốc ca của Đức đã bị thay đổi nhiều lần trong lịch sử của đất nước này, những cuối cùng khi nước Đức tái thống nhất vào năm 1991, khúc thứ 3 của bài hát đã được chọn làm quốc ca của toàn đất nước đức và từ đó, quốc ca Đức cũng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của nước Đức.
Một trong số những biểu tượng của Đức được người ta biết đến nhiều nhất chắc chắn đó chính là cổng thành Brandenburg
Cổng thành Brandenburg được xây dựng tại trung tâm thủ đô Berlin vào những năm 1788 – 1791 và được công nhận là một trong những biểu tượng lâu đời tại Châu Âu. Cổng thành Brandenburg được thiết kế theo phong cách kiến trúc Classicism, cao 26m rộng 65.5m sâu 11m và có 5 đường đi lại trong đó đường ở giữa là lớn nhất, nguyên liệu chính để xây lên cổng thành Brandenburg là đá sa thạch. Trên đỉnh cổng thành chính là hình ảnh nữ thần Victoria ngồi trên cỗ xe ngựa tứ mã được làm bằng đồng.
Quốc hoa biểu tượng nước Đức có tên gọi là hoa Trúc mai xanh hay gọi được gọi là hoa Thanh Bình và có tên khoa học là Centaurea Cyanus.
Loài hoa này có màu tím tuyệt đẹp. Nó được chọn làm quốc hoa của Đức nhờ ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu nồng thắm và sự lãng mạn rất đỗi dịu dàng của người dân nơi đây.
Bạn có thể nhìn thấy loài quốc hoa Đức ở rất nhiều nơi trên đất nước này. Đặc điểm nhận dạng của hoa Thanh cúc là thân cỏ, lá hình mũi mác dài khoảng 1 – 4 cm, thân hoa cao khoảng 40 – 60 cm, bông hoa có đường kính 3 cm và ở giữa cụm hoa có nhiều những bông hoa nhỏ giống như những ngôi sao mang màu xanh nước biển pha thêm chút tím huyền bí, lãng mạn.
Bia không chỉ là một biểu tượng nước Đức mà còn một nét văn hóa đặc trưng của con người nơi đây. Nếu như bạn đang từng có cơ hội tới CHLB Đức chắc chắn bạn sẽ biết Bia ở nơi đây không chỉ là nước uống giải khát, nó còn là một nét đẹp, là văn hóa và mọi người ở Đức đều uống bia.
Nước Đức chính là một trong những quốc gia có tỉ lệ tiêu thụ bia đứng đầu trên toàn thế giới. Những người ở quốc gia khác đều nói con người nước Đức uống bia thay nước, thậm chí ở Đức còn có những lễ hội uống bia.
Ngành sản xuất bia ở Đức đã được lưu truyền rất lâu đời và một số loại bia nổi tiếng ở Đức bạn có thể thử: Pils, Pilsener, Kölsch, Weizen, Lagerbierr,…..
Ở Đức có tổng cộng hơn 25.000 tòa lâu đài và hầu hết đều được xây dựng ở trên đỉnh núi.
Có thể gọi nước Đức là quê hương của những toàn lâu đài. Hiện nay các tòa lâu đài vẫn được bảo quản tốt đẹp, gần như tất cả các tòa lâu dài đều có một nhà bảo tàng, nhà hàng và khách sạn riêng biệt. Nếu bạn để ý bạn sẽ phát hiện có rất nhiều những tòa lâu đài ở Đức được chiếu lên những bộ phim nổi tiếng như là: Cô bé lọ lem, Công chúa ngủ trong rừng, Nàng Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn…,
Biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản tiếp theo sẽ là những bộ Kimono rực rỡ. Trải qua thời gian và những biến đổi của lịch sử, Kimono giờ đây trở thành quốc phục truyền thống của đất nước Nhật Bản.
Theo truyền thống, Kimono phải được dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như lanh, bông, lụa…Từ kỹ thuật cắt vải thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau, người thợ may đã tạo nên một loại áo có điểm thuận lợi là dễ gập và phù hợp với mọi thời tiết, không phải lo lắng quá nhiều về hình dáng, kích thước của khách hàng.
Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có một loại áo kimono riêng.
Lá cờ Nhật Bản với phông nền màu trắng của lá cờ đại diện cho sự thuần khiết, chính trực của phong cách sống đối với người Nhật Bản và màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành, nhiệt tình của người dân xứ sở mặt trời mọc. Ngoài ra màu trắng này còn thể hiện cho sự trang trọng đối với một lá cờ đại diện cho cả một dân tộc.
Biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần Amaterasu
Hình tròn màu đỏ là một trong những điểm nhấn đặc biệt khiến nhiều người dễ nhận biết đó là cờ Nhật Bản. Dù là một chấm tròn đỏ đơn giản nhưng nó cũng mang những ý nghĩa to lớn đối với người Nhật và lá cờ của họ. Hình vòng tròn đỏ là hiện thân cho mặt trời và đó cũng là ý nghĩa cho tên gọi đất nước mặt trời mọc.
Hình tròn đỏ này không chỉ là một biểu tượng đơn giản là ánh mặt trời mà trong văn hóa của người Nhật thì vòng tròn đỏ này còn là hiện thân, đại diện của nữ thần Amaterasu. Đây là một vị thần mặt trời đã khai phá ra đất nước Nhật Bản theo các truyền thuyết của người bản cứ. Bà cũng là tổ tiên của những Thiên hoàng trong các câu chuyện thần thoại.
Núi Phú Sĩ Nhật Bản là ngọn núi linh thiêng, cao chừng 3776m so với mực nước biển và là ngọn núi cao nhất đất nước Nhật Bản. Nhắc đến Nhật Bản không ai là không biết đến hình ảnh núi Phú Sĩ hùng vỹ.
Ngọn núi có hình dáng tam giác cân trông giống như chữ bát (số 8) trong tiếng Nhật, được người dân Nhật Bản ví như người con gái đẹp. “Nàng” đã trở thành hình ảnh, cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân trước nay.
Đến mùa đông ở ngọn núi này bạn sẽ được chiêm ngưỡng thời khắc đẹp nhất khi những tia nắng mặt trời soi, chiếu xuống núi tuyết lúc này trông ngọn núi như một “viên kim cương khổng lồ” lấp lánh khiến cho ngọn núi càng có vẻ đẹp bí ẩn và quyến rũ hơn bao giờ hết.
Cũng giống như hoa sen là quốc hoa của Việt Nam thì ở Nhật Bản, Sakura được xem là quốc hoa, là một trong những biểu tượng lưu giữ quốc hồn quốc túy của văn hóa Nhật Bản.
Hoa anh đào được trồng ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, từ các công viên đến ven sông, ven bờ kênh, trong sân vườn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những sắc hồng rực rỡ, đặc biệt vào mỗi độ xuân về
Hoa anh đào vô cùng khác lạ, bởi loài hoa ấy cho tới khi rơi xuống, sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Cuộc đời bông hoa anh đào ngắn ngủi nhưng lại vô cùng thanh cao, khiêm nhường. Mặc dù bông hoa đó sớm phai tàn nhưng đó lại là nét hấp dẫn đặc biệt khi sự tàn lụi vào đúng lúc đỉnh cao rực rỡ.
Hình ảnh cánh hoa anh đào lìa cành được người Nhật Bản liên tưởng tới cái chết nhẹ tựa lông hồng của những võ sĩ Samurai. “Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm võ sĩ đạo”