Ba mẹ có bao giờ thắc mắc tại sao một số trẻ lại học tiếng Anh nhanh chóng và tự nhiên hơn những trẻ khác? Bí quyết nằm ở cách thức học. Học tiếng Anh thông qua tiếng Anh không chỉ giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ mới một cách tự nhiên mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện. Hãy cùng Light Up English khám phá lý do vì sao cách thức học này lại mang đến những lợi ích vượt trội như thế nhé!
Ba mẹ có bao giờ thắc mắc tại sao một số trẻ lại học tiếng Anh nhanh chóng và tự nhiên hơn những trẻ khác? Bí quyết nằm ở cách thức học. Học tiếng Anh thông qua tiếng Anh không chỉ giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ mới một cách tự nhiên mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện. Hãy cùng Light Up English khám phá lý do vì sao cách thức học này lại mang đến những lợi ích vượt trội như thế nhé!
Việc học tiếng Anh thông qua tiếng Việt nghĩa là trẻ phụ thuộc vào việc dịch nghĩa để làm quen từ mới . Ví dụ, ba mẹ có thể dạy con rằng “apple có nghĩa táo”. Khi đó, mỗi lần nhìn thấy táo, con sẽ lặp lại suy nghĩ “táo là apple” thay vì bật lên từ “apple” một cách nhanh chóng.
Quá trình dịch nghĩa diễn ra rất nhanh, chỉ trong tích tắc. Tuy nhiên, phương pháp này lại vô tình hình thành cho trẻ thói quen dịch từng từ. Khi phải nói những câu dài, việc dịch nghĩa sẽ bị kéo dài, ảnh hưởng đến phản xạ của trẻ. Đây cũng là một trong năm lý do khiến ba mẹ bỏ lỡ thời điểm vàng học Tiếng Anh.
Bên cạnh đó, học tiếng Anh thông qua tiếng Việt còn làm giới hạn tư duy bằng tiếng Anh. Thay vì hình thành thói quen suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh, trẻ phải liên tục dựa vào tiếng mẹ đẻ để hiểu và diễn đạt ngôn ngữ mới. Tư duy của trẻ sẽ bị gói gọn trong khuôn khổ tiếng Việt, gây khó khăn trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện.
Học tiếng Anh thông qua tiếng Anh nghĩa là trẻ sẽ được tiếp xúc với ngôn ngữ này một cách tự nhiên nhất, giống như cách trẻ học tiếng mẹ đẻ. Thay vì dựa vào việc dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Anh, trẻ nên bắt đầu bằng việc nghe nhiều để làm quen với âm thanh và ngữ điệu, sau đó nói theo. Khi đã làm quen với việc nghe và nói, trẻ sẽ dần chuyển sang học đọc và viết.
Điều đặc biệt ở phương pháp này là trẻ sẽ hiểu từ ngữ và ngữ cảnh tiếng Anh thông qua việc tiếp xúc và lặp lại, không cần dịch nghĩa. Ví dụ, khi ba mẹ đưa con một quả táo và dạy con nói “apple,” con sẽ gắn hình ảnh quả táo với từ “apple.”
Dần dần, khi con tiếp xúc với từ “apple” thường xuyên trong những ngữ cảnh khác nhau, con sẽ hình thành khả năng phản xạ ngôn ngữ. Khi nhìn thấy quả táo, con sẽ tự nói “apple” mà không cần một bước dịch nghĩa trung gian.
Cách thức học tiếng Anh thông qua tiếng Anh mang lại rất nhiều lợi ích trong hành trình chinh phục tiếng Anh của trẻ, ví dụ:
Phonics là một phương pháp dạy trẻ đọc và viết tiếng Anh tương tự như cách trẻ học tiếng Việt. Trẻ được hướng dẫn nhận biết các âm và ghép chúng lại với nhau (đánh vần).
Phương pháp Phonics nhấn mạnh việc học tiếng Anh thông qua tiếng Anh. Nhờ đó, trẻ sẽ học được cách phát âm chính xác, tránh được các lỗi sai do ảnh hưởng của cách học truyền thống: thiếu âm cuối, nhầm lẫn các âm.
Phonics giúp trẻ có thể “nhìn là đọc, nghe là viết” đến 80% từ vựng trong Tiếng Anh. Với những lợi ích tối ưu trên, Phonics đang được xem là giải pháp lý tưởng để khởi đầu quá trình học tiếng Anh, đặc biệt phù hợp cho trẻ trong độ tuổi 2 đến 6.
Tìm hiểu phương pháp nghe xem theo lộ trình tự nhiên, đâu là giải pháp từ gốc cho trẻ?
Đặt mục tiêu đúng cách sẽ giúp con thành công với tiếng Anh
Đây được xem là chương trình dạy – học Phonics nổi tiếng toàn cầu, được sử dụng tại 150 quốc gia. Điều làm nên sự khác biệt của Jolly Phonics là tích hợp phương pháp học thông qua đa giác quan. Nhờ đó, trẻ học tiếng Anh một cách tự nhiên và hấp dẫn hơn thông qua việc kết hợp âm thanh, hình ảnh, và hành động.
Jolly Phonics mang đến một hướng tiếp cận mới trong việc học tiếng Anh và giải quyết các “nỗi đau” của trẻ khi học Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống.
Việc học tiếng Anh thông qua tiếng Anh tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Phương pháp nổi bật trong cách tiếp cận này là Phonics và cụ thể là chương trình Jolly Phonics. Jolly Phonics tích hợp việc học thông qua đa giác quan, giúp trẻ phát âm và đọc viết tiếng Anh trong môi trường năng động và vui nhộn. Từ đó, trẻ sẽ có một nền tảng vững chắc làm tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ toàn diện sau này.
Cháu tôi 5 tuổi, những khi ra ngoài thường thích thú đánh vần và đọc những chữ viết trên pano, áp phích hay biển, bảng, băng rôn quảng cáo. Hôm đó khi qua một quán ăn, cháu thỏ thẻ: "Cờ ơm cơm, xờ uất xuất sắc xuất, cơm xuất!". Người Hà Nội phát âm hai ký tự "s" và "x" như nhau nên cả nhà không ai thấy vấn đề gì, cho đến khi tôi nhìn lên tấm bảng trước quán và giật mình thấy hai chữ "cơm xuất" trên đó.
Giật mình không phải vì phát hiện biển quảng cáo có lỗi chính tả (hiện tượng nhan nhản tại Thủ đô) mà vì bỗng nhận ra cái lỗi phổ biến mà nhiều người đã quen đến mức chẳng buồn nói nữa ấy có thể ảnh hưởng tai hại đến trẻ nhỏ, góp phần tiếp tục tạo ra một thế hệ sai chính tả mà không hề biết, do không phân biệt được âm "s" và "x" trong văn bản.
Hai chữ "cơm xuất" sai chính tả thế này có mặt ở rất nhiều nơi.
Trên thực tế, một số người lớn cũng không rõ viết "cơm suất" hay "cơm xuất" mới đúng. Trong một lần đi ăn trưa, tôi từng chứng kiến cuộc tranh cãi giữa mấy nhân viên văn phòng về chính từ này, khi họ đọc thông tin trên biển hiệu của quán ăn.
Tại sao phải viết "cơm suất” mới đúng? Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành), "suất" là phần chia cho từng người theo mức đã định; còn "xuất" có nghĩa là đưa ra để sử dụng, trái với "nhập".
Nghĩa của từ "suất" theo Từ điển tiếng Việt.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa từ "xuất".
Cơm suất là cơm được bán theo phần dựa trên các mức tiền khác nhau, ví dụ phần cơm 30.000 đồng sẽ có cơm, rau, đậu, trứng với lượng nhất định, phần cơm 50.000 đồng thì khách có thể chọn thịt quay, cá rán chẳng hạn. Như vậy, nếu viết "cơm xuất" sẽ là vô nghĩa.
Tương tự, từ "suất cơm" có nghĩa là phần cơm được chia theo mức đã định. Nếu muốn diễn đạt ý nghĩa đó mà viết "xuất cơm" là sai chính tả, thậm chí lúc này chữ "xuất" có thể bị hiểu nhầm thành động từ, theo nghĩa trái với "nhập" như đã nói trên.
"Suất" và "xuất" còn hay bị nhầm lẫn trong một số trường hợp khác. Rất nhiều người không thể phân biệt cách viết nào đúng giữa "suất ăn" và “xuất ăn", "sơ suất" và "sơ xuất", thậm chí cả "xuất phát điểm" và "suất phát điểm". Cũng phổ biến như thế là lỗi khi viết các từ chứa phụ âm "s" và "x" nói chung, như "xoay xở" hay bị viết sai thành "xoay sở", "sử dụng" bị viết thành "xử dụng", "ứng xử" thành "ứng sử", "xử lý" thành "sử lý"...
Đây là lỗi nhỏ, nhưng không nên coi là chuyện nhỏ khi lỗi này lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày, thường xuyên đến nỗi người ta có xu hướng quen dần rồi trở nên lẫn lộn, từ đúng thành sai và ngày càng nhiều người sai giống nhau.
Trong nhiều trường hợp, việc viết sai chính tả có thể dẫn đến những hiểu lầm tai hại, thậm chí dẫn đến tai nạn khi được sử dụng trong sách báo, văn bản hành chính... do "bút sa gà chết". Nhẹ hơn, nó tạo ra những tình huống bi hài khiến người viết muối mặt, kiểu như "Em sinh em đứng một mình cũng sinh" (viết đúng là "Em xinh em đứng một mình cũng xinh").
Và trong mọi trường hợp, việc viết sai chính tả thể hiện sự cẩu thả, thiếu tôn trọng tiếng Việt - ngôn ngữ tuyệt vời mà mỗi người Việt Nam đều thấy tự hào.
Bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.