Kính gửi Quý Thành viên của Website 123job.vn,
Kính gửi Quý Thành viên của Website 123job.vn,
Vieclamnganhang247.com là một trang web uy tín nhất hiện nay và nó chuyên việc cung cấp các thông tin tuyển dụng tốt nhất trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Với kho tin tuyển dụng đồ sộ và được cập nhật hằng ngày và liên tục, đây là một địa chỉ có độ tin tưởng cao dành cho những ứng viên muốn tìm việc ở lĩnh vực tài chính và muốn tìm việc tại VIB.
Thêm vào đó, việc tìm kiếm trên Vieclamnganhang247.com và nhận được các mô tả công việc đầy đủ với thông tin chi tiết về vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu dành cho ứng viên ứng tuyển vào thông tin VIB tuyển dụng giao dịch viên là cách thức tốt nhất để người lao động có được công việc hoàn hảo trong tương lai.
Hơn nữa, Vieclamnganhang247.com không chỉ cung cấp thông tin thiết yếu về thị trường việc làm ngân hàng năm 2024, mà còn trang bị cho các ứng viên những hiểu biết sâu sắc về các xu hướng tuyển dụng đang diễn ra. Điều này cho phép ứng viên hiểu rõ hơn về nhu cầu của nhà tuyển dụng, củng cố sự tự tin và cải thiện đáng kể cơ hội thành công trong quá trình xin việc.
Gia nhập VIB với tư cách là giao dịch viên, bạn không chỉ có thu nhập đảm bảo mà còn được mở rộng thêm năng lực của mình. Với môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp tại VIB, bạn sẽ được ủy quyền để chủ động trong công việc, được hỗ trợ đầy đủ và có con đường sự nghiệp rộng mở. Để không bỏ lỡ cơ hội VIB tuyển dụng giao dịch viên 2024, hãy đến website Vieclamnganhang247.com và tìm kiếm vị trí yêu thích của mình ngay.
Các giao dịch viên ở cửa hàng chăm sóc khách hàng VinaPhone thường gọi đùa nghề của mình là ‘nghề buôn nước bọt’ kèm ‘bán nụ cười’ bởi đặc trưng nghề nghiệp của mình.
Nghề ‘buôn’ hỉ nộ ái ố Chị Thu Hà (giao dịch viên VinaPhone cửa hàng 57A Huỳnh Thúc Kháng) gọi nghề của mình là ‘buôn nước bọt’. Bởi giao dịch viên cũng giống tổng đài viên, phải nói rất nhiều trong ngày. Một ngày, chị đón tiếp vài chục khách hàng và nghe vài chục cuộc điện thoại. Một cuộc trao đổi ngắn diễn ra trong vài phút, cuộc tư vấn dài diễn ra trong vài chục phút. Những ngày cao điểm, số lượng khách hàng lên tới hàng trăm người. Nói nhiều tới mức có hôm khản cả giọng phải xin đổi trực hoặc ‘bị lẫn’ tới mức nhấc điện thoại cá nhân lên vẫn trả lời ‘alo VinaPhone xin nghe’.
Còn ‘bán nụ cười’ là vì các giao dịch viên đại diện cho nhà mạng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên được yêu cầu rất nghiêm khắc về thái độ giao tiếp, hành xử. Mỗi ngày, trước khi đi làm, điều một giao dịch viên phải làm đầu tiên là cất hết những vui buồn cá nhân, chuẩn bị một gương mặt thân thiện, một nụ cười tươi để đón nhận những hỉ nộ ái ố của khách hàng. Hình dung một cách đơn giản, giao dịch viên là những người gặp gỡ trực tiếp, tiếp nhận những khiếu nại của khách hàng; giải đáp, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện cài đặt các dịch vụ của mạng Vinaphone; bán hàng, thay, bảo hành Simcard, đổi thẻ, đổi các gói mạng,… Nhưng có làm mới biết đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều kĩ năng và kinh nghiệm, cần trau dồi thường xuyên và nghiêm túc. Đời muôn mặt, người muôn màu Khách hàng đến cửa hàng giao dịch VinaPhone ở mọi độ tuổi với rất nhiều nhu cầu cần được tư vấn, phúc đáp và giải quyết khác nhau từ nhà mạng. Mỗi người một tính, chẳng ai giống ai. Thế nên tình huống ‘lạ’ ở phòng giao dịch thì nhiều lắm, vui có, buồn có và có cả những câu chuyện dở khóc dở cười. Có khách hàng một ngày đẹp trời bỗng mang một bó hoa đến tặng giao dịch viên chỉ để cảm ơn ngày hôm trước cô đã dành khoảng 30 phút tư vấn dịch vụ ngoài giờ khi cửa hàng đã đóng cửa. Có vị khách đã quen mặt giao dịch viên đòi xin số điện thoại không được thì tinh quái ‘giả vờ’ mạng trục trặc, đề nghị nháy máy thử mạng và để lấy số. Nhưng không phải vị khách nào cũng dễ tính, dễ chiều. Có vị khách ngày gọi dăm ba cuộc đến cửa hàng để hỏi về iPhone và cứ nằng nặc đòi mua phiên bản đắt gấp đôi phiên bản mới nhất hiện có. Và cũng không hiếm các thượng đế quát vào mặt giao dịch viên khi gặp bức xúc. Chị Xuân, trưởng phòng giao dịch VinaPhone (57A Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) cho biết: “Khách hàng khi đã tới tận cửa hàng thì đều mong muốn trường hợp của mình được giải quyết luôn “cho xong”. Tuy nhiên, nhiều khi khách hàng chưa hoàn tất được các thủ tục tối giản cần thiết nên các giao dịch viên chưa xử lý được ngay. Ai thông cảm thì không sao, những ai nóng tính và vội vã có thể nói những câu xẵng khiến chúng tôi cũng rất buồn. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục mỉm cười khi khách hàng tiếp đến và luôn cố gắng hết sức để tư vấn và hướng dẫn. Cũng mong khách hàng hiểu và thông cảm.”
“Khách cũng giống mình thôi, không biết mới hỏi, bỏ đồng tiền ra thì cũng muốn được đón tiếp nhiệt tình, hướng dẫn tận tình. Cứ cố gắng đặt mình trong vị thế ấy sẽ có cách ứng xử tốt nhất. Ngoài những tư vấn trong mạng, đôi khi, giao dịch viên cũng phải biết tư vấn những điều ngoài mạng. Như khách hàng Viettel, MobiFone đến nhầm phòng giao dịch, mình vẫn chỉ cho họ ra địa chỉ đúng và gần nhất. Nhỏ nhặt và đơn giản thôi nhưng khách ngoại mạng sẽ có ấn tượng tốt về nhân viên giao dịch, phòng giao dịch của VinaPhone”, chị Thu Hà chia sẻ thêm. Những “đại sứ hình ảnh” Bà Bích Anh, trưởng phòng Chăm sóc khách hàng VinaPhone cho biết, khách hàng thường nhìn vào các cửa hàng giao dịch và thái độ hành xử của giao dịch viên để đánh giá nhà mạng. Thế nên đội ngũ giao dịch viên cũng giống như bộ mặt của mỗi nhà mạng vậy. VinaPhone đang thực hiện những thay đổi về đào tạo cũng như chấm điểm giao dịch viên để cải thiện hình ảnh nhà mạng trong mắt khách hàng và hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ viễn thông. Cụ thể, ngoài 14 tiêu chí chung đánh giá giao dịch viên và các cửa hàng giao dịch, lãnh đạo VinaPhone sẽ tăng cường kiểm tra bí mật, đồng thời mời khách hàng tham gia ‘chấm điểm’ giao dịch viên. Bên cạnh đó, các ‘khách hàng bí ẩn’ sẽ thường xuyên đến các cửa hàng giao dịch để thắc mắc, tư vấn và bí mật quay lại toàn bộ hoạt động của điểm giao dịch cũng như giao dịch viên. Sau đó, các giao dịch viên sẽ được xem lại clip để rút kinh nghiệm. Đại diện VinaPhone khẳng định: “Việc cải thiện hình ảnh đội ngũ giao dịch viên chỉ là một phần trong kế hoạch tổng thể chăm sóc khách hàng của VinaPhone. Kết hợp các kênh trực tiếp, qua điện thoại, online và tự tìm đến khách hàng để chăm sóc, VinaPhone đang hướng tới việc xóa bỏ khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng.” H.My
Giao dịch viên VinaPhone hay VNPT là công việc đang được khá nhiều bạn quan tâm hiện nay. Khi bước chân vào vị trí giao dịch viên tại VinaPhone, bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động và có đội ngũ đào tạo chuyên môn bài bản nhất. Nhưng bạn có biết thực tế giao dịch viên Vina là gì không? Khi làm ở vị trí này bạn sẽ phải thực hiện các công việc gì? Có phải đơn giản chỉ là ngồi quầy và hỗ trợ đăng ký thông tin hay bán sim không? Hãy cùng 3gvinaphone.com.vn khám phá thông tin chi tiết trong bài viết sau nhé!
Giao dịch viên VinaPhone là vị trí nhân viên làm việc ở các quầy, điểm giao dịch và cửa hàng của mạng VinaPhone – VNPT trên toàn quốc. Khác với nhân viên kinh doanh, giao dịch viên chỉ chịu trách nhiệm đối với những giao dịch phát sinh tại cửa hàng, không đi khảo sát thị trường hay đến trực tiếp nơi ở các khách hàng để làm thủ tục.
Một giao dịch viên của VinaPhone là làm những gì không chỉ đơn giản là làm nhiệm vụ đón tiếp khách, hỗ trợ mua sim, bán sim mà còn nhiều công việc khác cần thực hiện như:
Vị trí giao dịch viên VinaPhone
Tìm hiểu cửa hàng VinaPhone làm việc đến mấy giờ?