Top Các Nước Xuất Khẩu Gạo 2020 Nhất

Top Các Nước Xuất Khẩu Gạo 2020 Nhất

Dưới đây là số liệu 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (triệu tấn)

Dưới đây là số liệu 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (triệu tấn)

Pakistan – một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất

Dù các cuộc khủng hoảng lương thực tại nước này có tồi tệ ra sao thì Pakistan cũng chưa bao giờ cấm xuất khẩu gạo. Hàng năm, nhờ vào việc xuất khẩu gạo, Pakistan thu về khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất. Kinh ngạch xuất khẩu gạo cho thị trường này đã giúp Pakistan thu về 1.95 tỷ nhân dân tệ trong 10 tháng đầu năm 2021.

Ngoài ra, Pakistan cũng cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ trong việc xuất khẩu gạo basmati cao cấp. Do các hạn chế nghiêm ngặt của EU đối với 2 hoạt chất là tricyclazole và carbendazim, Ấn Độ đã mất đi nhiều đơn hàng. Pakistan nhờ đó mà hưởng lợi nhờ vào việc canh tác và xuất khẩu gạo basmati hữu cơ. Hoạt động này thúc đẩy lượng xuất khẩu gạo của Pakistan sang các nước châu Âu lên 470.000 tấn giai đoạn 2020-2021. Dự kiến con số này sẽ còn tăng mạnh.

Bởi là một cường quốc về kinh tế, Hoa Kỳ nổi bật hơn với các ngành công nghiệp như dầu lửa, sắt thép, ô tô,.. hay sự tiến bộ về khoa học công nghệ và sự vững mạnh về tài chính. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là một nước có nền nông nghiệp phát triển vượt bậc.

Năm 2019, Hoa Kỳ đã xuất khẩu hơn 3.5 triệu tấn gạo và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Theo USDA, xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trong năm 2022 cũng sẽ giảm xuống khoảng 2.5%, khoảng 2.88 triệu tấn bởi do nguồn cung giảm đã đẩy giá thành tăng cao.

Uruguay là nước đứng đầu khu vực Mỹ Latinh trong việc xuất khẩu lúa gạo. Là một nước mà kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu nông sản, Uruguay cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong năm 2020-2021, Uruguay đã xuất khẩu khoảng hơn 780.000 tấn gạo. Phần lớn sản lượng gạo được xuất khẩu chủ yếu sang Brazil.

Là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Italia mỗi năm sản xuất khoảng 1.4 triệu tấn gạo. Phần lớn sản lượng đó được dùng để xuất khẩu sang các nước châu Âu – Nơi mà xu hướng tiêu thụ đồ ăn châu Á đang dần tăng lên. Trong năm 2019, khối lượng xuất khẩu gạo của Italia đã đạt hơn 780 nghìn tấn.

Tổng quan tình hình xuất khẩu Gạo Việt sang các nước hiện nay

Dự báo trong năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,5-7 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức cao, giúp các Doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới. Các thị trường khó tính như Châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông tiếp tục tạo ra cơ hội cho Doanh nghiệp Việt gia tăng xuất khẩu khi người tiêu dùng đang rất chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam.

Năm 2022, xuất khẩu gạo phục hồi sau tác động của dịch COVID-19. Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo tăng 14% so với cùng kỳ trị giá 3,52 tỷ USD tăng 6,7% so với cùng kỳ, theo Tổng cục Hải quan. Theo ước tính, tổng doanh thu của các DN sản xuất gạo niêm yết tăng 8,5% so với cùng kỳ trong năm 2022. Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng về giá trị trong 3 tháng đầu năm 2023. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2023 tuy giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng 30,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2023, do ảnh hưởng của hạn hán, sản lượng gạo Trung Quốc được dự báo giảm hơn 3 triệu tấn so với năm 2022, xuống còn khoảng 145,5 triệu tấn. Đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Về thị trường xuất khẩu, Châu Á tiếp tục là thị trường khu vực XK lớn nhất trong quý I, đạt gần 1,57 triệu tấn, chiếm hơn 84,7% tổng lượng xuất khẩu, tăng 52,2% so cùng kỳ năm 2022.

Châu Phi tiếp tục là thị trường XK gạo lớn thứ 2, kế tiếp là thị trường Châu Âu. Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, tình hình xuất khẩu gạo trong quý I đang đi đúng định hướng. Chủng loại gạo trắng thường vẫn chiếm tỷ trọng ổn định, gạo thơm và gạo nếp ngày càng gia tăng trị giá xuất khẩu. Ngoài ra, XK gạo hữu cơ và gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng tuy chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn, nhưng đã làm đa dạng chủng loại gạo XK của Việt Nam, và khẳng định được giá trị hạt gạo xuất khẩu.

Nhìn chung, trong Quý I/2023, kim ngạch XK gạo của Việt Nam đạt hơn 1,85 triệu tấn với trị giá 981 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng hơn 34% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, vận chuyển gạo XK lại không hề đơn giản. Muốn đảm bảo chất lượng của gạo khi xuất sang thị trường nước ngoài, cần trải qua những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt.

Hướng đến mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững, đồng thời để nâng tầm hạt gạo Việt, các Cơ quan liên quan cần có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, vùng trồng lúa ổn định. Các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đẩy mạnh liên kết chặt chẽ với nông dân trồng lúa để tổ chức sản xuất, thu mua lúa, gạo theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ.

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container lạnh giá rẻ

Lịch trình vận chuyển cont khô/lạnh đường sắt liên vận Quốc tế

* Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày

* Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần

* Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

* Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

RATRACO SOLUTIONS đã cập nhật TOP các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cùng nhu cầu vận chuyển, xuất khẩu mặt hàng nông sản Gạo Việt sang các nước hiện nay. Theo đó, Doanh nghiệp XNK nào đang có ý định đưa Gạo Việt Nam đi giao thương với bạn bè Quốc tế nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định vị thế thương hiệu nên tham khảo thông tin hữu ích trên để biết đâu mới là những thị trường tiềm năng nhất, đáng thử sức nhất. Và khi có nhu cầu sử dụng Dịch vụ xuất khẩu Gạo, Sầu riêng, Vải,…bằng cont khô, cont lạnh đường sắt, quý khách vui lòng liên hệ ngay Hotline bên dưới.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải RatracoĐịa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCMHotline:  0965 131 131Email:  [email protected]: https://ratracosolutions.comFacebook: Ratraco Solutions - Railway LogisticsZalo: http://zalo.me/0965131131

Chỉ trong hơn một tuần, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Nga lần lượt thông báo ngừng xuất gạo ra nước ngoài.

Hôm 29/7, chính phủ Nga thông báo cấm xuất khẩu gạo cho đến hết ngày 31/12 năm nay. Các trường hợp ngoại lệ là Liên minh Kinh tế Á – Âu, Abkhazia và Nam Ossetia. Bên cạnh đó, nước này vẫn có thể gửi gạo ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo.

Trước đó một ngày, Bộ Kinh tế Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) quyết định dừng xuất khẩu gạo trong 4 tháng. Quy định này có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng với tất cả loại gạo. Gạo nhập từ Ấn Độ sau ngày 20/7 cũng bị cấm tái xuất. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo sẽ phải xin phép.

Các động thái này được đưa ra chỉ một tuần sau khi Tổng cục Ngoại thương (thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ) quyết định dừng xuất khẩu các loại gạo không phải là Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á). Thông báo này có hiệu lực ngay lập tức. Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Việc xuất khẩu sẽ chỉ được tiến hành nếu giới chức Ấn Độ cho phép, theo yêu cầu của chính phủ nước khác, nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại nước đó. Với các đơn hàng ký từ trước, giao dịch sẽ vẫn được phép hoàn thành. Chính phủ Ấn Độ cho biết quyết định này sẽ tác động đến 25% tổng gạo xuất khẩu của họ.

Công nhân đóng các bao tải gạo tại Ahmedabad (Ấn Độ). Ảnh: Reuters

Động thái của các nước diễn ra trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn và sức ép lạm phát làm lung lay nhiều nền kinh tế. Các nước vì thế phải áp dụng biện pháp chủ động để đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ thị trường trong nước khỏi biến động giá.

Mưa lũ và hạn hán do El Nino đang đe dọa mùa màng ở Ấn Độ cũng như Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai. Căng thẳng Nga – Ukraine cũng khiến giá nhiều loại ngũ cốc khác tăng vọt.

Reuters cho biết tại châu Á, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng 15% trong 4 tháng qua, lên 535 USD một tấn. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2021. Gạo 5% tấm của Việt Nam cũng lên 515-525 USD một tấn tháng này - cao nhất kể từ năm 2011.

Trong khi đó, ở Ấn Độ, giá gạo bán lẻ tại Delhi đã tăng 15% năm nay. Giá trung bình cả nước thì tăng 8%, theo số liệu từ Bộ Lương thực nước này.

Ấn Độ vì thế phải hạn chế bán gạo ra quốc tế để hạ nhiệt giá trong nước và kiềm chế lạm phát. Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng tốc, chủ yếu do giá lương thực cao.

UAE thì phải nhập khẩu tới 90% lương thực hàng năm. Họ mua gạo chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Thái Lan. Theo Bộ Kinh tế UAE, lệnh cấm tạm thời này nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.

Lạm phát cũng có thể là nguyên nhân đằng sau quyết định của UAE. Các hãng bán lẻ tại đây dự báo lệnh cấm của Ấn Độ sẽ khiến giá gạo trong nước tăng 40%. Năm ngoái, giá lương thực tăng cao đã gây sức ép lên các nước Vùng Vịnh.

Chính phủ Nga thì cho biết mục đích của họ là bình ổn thị trường trong nước. Nga không phải là nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, họ có trồng lúa và là nước cung cấp chính gạo Japonica cho các nước lân cận, như Azerbaijan và Georgia. Họ cũng bán gạo sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Jordan, theo số liệu của S&P Global.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên họ cấm xuất khẩu lương thực. Trên thực tế, tháng 7/2022, Bộ Nông nghiệp Nga quyết định cấm xuất khẩu gạo, ngũ cốc và các axit amin dùng trong thức ăn chăn nuôi cho đến cuối năm.

Giới chức Nga giải thích họ cần đảm bảo an ninh lương thực trong nước, duy trì ổn định giá cả nội địa của các sản phẩm này, cũng như hỗ trợ ngành chế biến và chăn nuôi gia súc. Sau đó, lệnh được gia hạn đến hết tháng 6/2023 và hiện tại là đến hết năm nay.

Giới phân tích cho rằng các nước đang ngày càng có xu hướng ưu tiên nhu cầu nội địa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn. Các quốc gia đang áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ các ngành công nghiệp và người tiêu dùng trong nước khỏi tác động bất lợi từ toàn cầu. Khi kinh tế toàn cầu tiếp tục khó đoán, các biện pháp này được dự báo sẽ càng phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy.

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực nổi lên từ năm ngoái. Đến nay, hàng chục quốc gia đã hạn chế xuất khẩu lương thực để đối phó với tình trạng tăng giá do căng thẳng ở Ukraine. Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mỳ và đường. Indonesia giới hạn bán dầu cọ. Malaysia cấm xuất khẩu thịt gà. Nhiều quốc gia khác cũng áp hạn ngạch với ngũ cốc.

Trên Nikkei, Sabrin Chowdhury - người đứng đầu bộ phận hàng hóa của Fitch Solutions - cho rằng việc này sẽ tăng rủi ro về an ninh lương thực với nhóm dễ tổn thương nhất. Chủ nghĩa bảo hộ lương thực nổi lên ở thời điểm này có thể khiến chi phí tiếp tục leo thang. Điều này sẽ làm tổn hại thêm sức mua của người tiêu dùng và khiến các ngân hàng trung ương gặp khó khăn khi vừa phải kiềm chế lạm phát, vừa duy trì tăng trưởng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước thúc giục Ấn Độ bỏ lệnh cấm, do tác động lên lạm phát toàn cầu. Ấn Độ hiện đóng góp khoảng 40% hoạt động kinh doanh gạo trên thế giới. Họ cung cấp gạo cho hơn 100 quốc gia, nhiều nhất là Trung Quốc, Senegal và Bờ Biển Ngà.

Pierre-Olivier Gourinchas – kinh tế trưởng tại IMF cho biết trong một cuộc họp báo rằng với tình hình hiện tại, các biện pháp hạn chế này có thể càng làm trầm trọng thêm biến động giá thực phẩm toàn cầu. Thậm chí, nó còn có thể kéo theo các biện pháp trả đũa.

Bên cạnh đó, hạn chế xuất khẩu không chỉ là tin xấu đối với các quốc gia nhập khẩu. David Adamson - giảng viên cấp cao tại Trung tâm Tài nguyên và thực phẩm toàn cầu thuộc Đại học Adelaide cho biết người nông dân ở các nước sản xuất cũng sẽ chịu thiệt vì không được hưởng lợi từ giá quốc tế cao.