Thảm Sát Của Lính Đại Hàn

Thảm Sát Của Lính Đại Hàn

Thảm sát Thạnh Phong là sự kiện xảy ra ngày 25 tháng 2 năm 1969 tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em trong khi truy tìm một cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.[1] Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do "kết quả của cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí".[2]

Thảm sát Thạnh Phong là sự kiện xảy ra ngày 25 tháng 2 năm 1969 tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em trong khi truy tìm một cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.[1] Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do "kết quả của cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí".[2]

Thảm sát Phong Nhất-Phong Nhị: Hàn Quốc kháng cáo vụ bồi thường cho nạn nhân Việt Nam

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc kháng cáo phán quyết của Toà án Quận trung tâm Seoul yêu cầu bồi thường cho nạn nhân chiến tranh Việt Nam liên quan vụ thảm sát Phong Nhất - Phong Nhị, Quảng Nam năm 1968, theo Reuters.

Việc giới chức Hàn Quốc đưa ra phản ứng chính thức kháng cáo lại quyết định của toà án đồng nghĩa với việc vụ kiện của bà Nguyễn Thị Thanh, nạn nhân mất gia đình trong vụ thảm sát 74 người do Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 2 của Hàn Quốc thực hiện tại làng Phong Nhất - Phong Nhị, xã Điện An, tỉnh Quảng Nam, năm 1968, có khả năng sẽ phải kéo dài.

Ngày 9/3, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông tin cho biết Chính phủ nước này đã ra quyết định kháng cáo phán quyết của tòa Seoul (đầu tháng 2/2023), không chấp thuận việc bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh Việt Nam.

Theo Reuters, Chính phủ Hàn Quốc kháng cáo lại quyết định của toà Seoul yêu cầu bồi thường cho nạn nhân Việt Nam, với cáo buộc thực hiện tội ác tàn bạo

, khi khoảng 300.000 lính đánh thuê Hàn Quốc tham chiến cùng các lực lượng Quân đội Mỹ năm 1968, Bộ Quốc phòng cho biết hôm thứ Năm (ngày 9/3).

Trước đó, Tòa án Quận trung tâm Seoul hồi tháng 2/2023 đã ra phán quyết yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường khoảng 30 triệu won (khoảng 22.730 USD) và các khoản tiền lãi phụ bổ sung do quá trình bồi hoàn chậm trễ cho nạn nhân Nguyễn Thị Thanh, người phụ nữ may mắn sống sót sau các cuộc tấn công tàn ác của lính Hàn Quốc nhằm vào dân thường năm 1968.

Cần nhấn mạnh rằng, phán quyết của Toà án Quận trung tâm Seoul đánh dấu lần đầu tiên một toà án Hàn Quốc thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của Chính phủ nước này và yêu cầu bồi thường cho những nạn nhân vụ thảm sát năm 1968 ở làng Phong Nhất- Phong Nhị, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Phiên toà với phán quyết lịch sử cũng được coi là sự thừa nhận lần đầu tiên về trách nhiệm pháp lý của Hàn Quốc đối với các tội ác trong chiến tranh mà quân đội nước này đã gây ra trong quá khứ.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định với Reuters rằng: “Chúng tôi sẽ hợp tác đầy đủ và chặt chẽ trong quá trình xét xử vụ án dưới sự tham vấn liên tục với các cơ quan hữu quan để nhận được phán quyết phúc thẩm xác đáng dựa trên cơ sở thực tế”.

Bà Nguyễn Thi Thanh, 63 tuổi, đã đệ đơn kiện chính phủ Hàn Quốc từ hồi năm 2020 để đòi bồi thường khoảng 30 triệu won.

Nạn nhân người Việt Nam này cho biết, bà đã phải chịu nỗi đau mất người thân trong gia đình và cùng nhiều vết thương khi lính thủy đánh bộ Hàn Quốc thực hiện cuộc tàn sát khoảng 70 thường dân tại quê hương bà ở tỉnh Quảng Nam, miền trung Việt Nam năm 1968.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, lính đánh thuê Hàn Quốc tham gia vào cuộc chiến tại Việt Nam cùng với Quân đội Hoa Kỳ đã gây ra nhiều vụ thảm sát hàng nghìn người dân vô tội ở Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận.

Trong đó, lịch sử chiến tranh Việt Nam cũng đã ghi lại vụ thảm sát Phong Nhất – Phong Nhị năm 1968. Hồ sơ thể hiện, năm Mậu Thân 1968, lực lượng lính đánh thuê thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 2 (Lính thuỷ đánh bộ) Hàn Quốc đã xả súng thảm sát 74 người ở làng Phong Nhất - Phong Nhị, xã Điện An, tỉnh Quảng Nam của Việt Nam.

Tại phiên toà ngày 7/2, Hội đồng xét xử Toà án Quận trung tâm Seoul thừa nhận rằng ‘ngày 12/2/1968, binh lính thuộc Đại đội 1, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến của quân đội Hàn Quốc sát hại hơn 70 dân thường ở làng Phong Nhị, trong đó có người thân của nguyên đơn (bà Nguyễn Thị Thanh)’.

Tòa Seoul bác bỏ quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc rằng họ được miễn trừ đối với vụ kiện đòi bồi thường của một công dân Việt Nam, đồng thời chỉ rõ, sự tham gia của quân đội Hàn Quốc trong vụ thảm sát chưa được chứng minh rõ ràng, hay vụ nổ súng là "hành động chính đáng do tính chất đặc biệt của cuộc chiến”. Tức tính chính nghĩa trong hành động của lực lượng lính đánh thuê Đại Hàn bị phủ nhận.

Như Sputnik đã thông tin, ngày 9/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, bình luận về phán quyết của tòa án Seoul đối với nạn nhân vụ thảm sát Phong Nhất – Phong Nhị, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt cho biết, “đây là một trong nhiều vụ thảm sát mà quân đội nước ngoài gây ra tại một số địa phương” của Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX.

“Liên quan đến phán quyết của toà án Seoul, chúng tôi quan tâm đến phán quyết này và rất coi trọng, bảo vệ đến quyền lợi chính đáng của người dân Việt Nam”, - ông Việt nói.

Tuy nhiên, theo ông Việt, trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam mong muốn phát triển mối quan hệ đối tác cùng có lợi với Hàn Quốc và khắc phục hậu quả chiến tranh.

Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có kiện hoặc có biện pháp pháp lý với Hàn Quốc sau phán quyết này hay không, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết:

“Trên tinh thần gác lại quá khứ và hướng đến tương lai, Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc”.

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um

Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.

Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.

Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.

Trưởng đoàn Quỹ Hòa bình Hàn - Việt đọc lời xin lỗi - Ảnh: B.D.

"Tôi xin lỗi, chúng tôi xin lỗi các bạn, những người lòng lại quặn thắt mỗi khi xuân về, những người đã 55 năm mỗi sáng, chiều phải dâng những nén hương cho người thân đã mất" - ông Kim Chang Sup - trưởng đoàn Quỹ Hòa bình Hàn Việt - đọc thư xin lỗi trước dãy tên các thường dân bị thảm sát được khắc trên văn bia Hà My sáng 14-2.

Sau lời xin lỗi của ông Kim, các thành viên từ Hàn Quốc bước lên bục lễ rồi quỳ xuống, dưới họ là những hàng nước mắt của các thân nhân vụ thảm sát Hà My.

Xóm Tây, làng Hà My thuộc phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn là địa điểm chứng kiến đau thương vô bờ bến vào năm 1968.

Sáng 14-2, lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát diễn ra 55 năm trước được chính quyền phối hợp với Quỹ Hòa bình Hàn - Việt tổ chức, với sự hiện diện của thân nhân các gia đình, đại diện các cấp chính quyền và các trí thức tiến bộ đến từ Hàn Quốc.

Văn bia ghi tên các nạn nhân trong vụ thảm sát Hà My - Ảnh: B.D.

Theo thông tin trên văn bia, ngày 24 tháng giêng năm Mậu Thân 1968, trong cuộc càn vào xóm Tây, lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc đã xả súng thảm sát 135 thường dân, đa phần là phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình đã bị xóa tên khỏi làng, nhiều đứa trẻ bỗng chốc bơ vơ, phải sống dựa vào hàng xóm.

Phần lễ cúng các vong linh vụ thảm sát Hà My - Ảnh: B.D.