Sản Xuất Vật Chất Là Gì

Sản Xuất Vật Chất Là Gì

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể hơn về sản xuất vật chất trong các lĩnh vực khác nhau:

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể hơn về sản xuất vật chất trong các lĩnh vực khác nhau:

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì?

Sản xuất Nông nghiệp hữu cơ (tiếng Anh: Organic agriculture production) hay còn gọi là canh tác hữu cơ là hệ thống quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với Điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái;

Là sự kết hợp kĩ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.

Sản xuất vật chất là gì? Vai trò của sản xuất vật chất ra sao?

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Chính vì vậy, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội ở trong nền sản xuất vật chất của xã hội.

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Sản xuất vật chất là gì? Vai trò của sản xuất vật chất ra sao? Ví dụ cụ thể của sản xuất vật chất như thế nào? (Hình từ Internet)

Vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ

1. Vật tư đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ theo quy định tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ:

2. Trường hợp sử dụng vật tư đầu vào:

a) Giống cây trồng, vật nuôi hữu cơ; thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ; phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan;

b) Phân bón và chất cải tạo đất, thuốc bảo vệ thực vật và chất kiểm soát sinh vật gây hại; chất hỗ trợ chế biến, chất phụ gia; chất làm sạch, khử trùng trong chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản phải được sản xuất từ các nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn; đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.

05 nguyên tắt quy định thực hiện trong canh tác nông nghiệp hữu cơ

Organic là gì? Tư vấn chứng nhận Organic

Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

1. Quản lý các tài nguyên (bao gồm đất, nước, không khí) theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.

2. Không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh.

3. Không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ.

4. Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.

5. Sản phẩm hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Xem thêm: Làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam?

Quản lý tài nguyên đất, nước, không khí

1. TCVN về nông nghiệp hữu cơ được xây dựng, công bố và áp dụng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài:

a) Trường hợp sản xuất để xuất khẩu: cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn theo thỏa thuận, hợp đồng với tổ chức nhập khẩu.

b) Trường hợp sản xuất hoặc nhập khẩu để tiêu thụ trong nước: cơ sở có thể áp dụng tiêu chuẩn mà Việt Nam là thành viên hoặc có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được chấp thuận áp dụng tại Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương; các bộ, cơ quan liên quan đánh giá và công bố danh sách các tiêu chuẩn quốc tế; tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài hài hòa với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được áp dụng tại Việt Nam.

3. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.

Chính sách của Nhà nước về lao động hiện nay đối với hoạt động lao động, hoạt động sản xuất như thế nào?

Theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì chính sách của Nhà nước về lao động hiện nay đối với hoạt động lao động, hoạt động sản xuất như sau:

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

- Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

- Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

- Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

- Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

a)         Sản xuất vật chất và phưong thức sản xuất

Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con nguời. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Theo Ph.Ăngghen, "Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất". Nhưvậy, sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con người - đó cũng chính là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.

Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích nhất định và được tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hành đó chính là phương thức sản xuất. Vậy, khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.

Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó với những đặc điểm riêng. Phương thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỷ thuật đánh bắt tự nhiên ở trình độ hết sức thô sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội hiện đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo công nghiệp và công nghệ cao.

Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinh tế. Hai phương diện đó gắn bó chặt chẽ với nhau. Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nảo để làm biến đổi các đối tượng của quá trình sản xuất. Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế cao. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, phương thức kỹ thuật chủ yếu của quá trình sản xuất là các công cụ kỹ thuật thủ công với quy mô nhỏ và khép kín về phương diện kinh tế. Ngược lại, trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất lại được tiến hành với phương thức kỹ thuật công nghiệp và tổ chức kinh tế thị trường với những quy mô ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển theo hướng phân tách và phụ thuộc vào nhau giữa các khâu kỹ thuật và tổ chức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội.

b) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội

Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội: là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người; nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.

Khác với các quan điểm duy tâm về lịch sử, C.Mác đã xuất phát từ "con người hiện thực" và đi đến kết luận rằng: "... tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể "làm ra lịch sử". Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất". Cũng vì vậy, có thể khẳng định: con người với tư cách "người", được bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.

Để tiến hành quá trình sản xuất vật chất - tức quá trình cải biến giới tự nhiên, con người tất yếu phải thiết lập nên những mối quan hệ nhất định với nhau, đó chính là những quan hệ sản xuất và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà làm phát sinh những mối quan hệ xã hội khác: chính trị, đạo đức, pháp luật,... Theo C.Mác, "việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triền kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở. Từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta".

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như vậy, sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội,suy đến cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nên sản xuất của xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết đủng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì cần phải tìm nguyên nhân cuối cùng của nó từ tình trạng phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội đó, mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở trình độ cao hơn nền sản xuất phong kiến chính là vì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản suất dựa vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất, công nghiệp và hình thức tổ chức kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, cũng nhớ đó mà nó có thế tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều phương thức sản xuất phong kiến với trình độ lao động căn bản là thủ công, với hình thức tổ chức kinh tế tự cấp tự túc, khép kín. Chính vì vậy, có thể nói: các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ nó được tiến hành bằng cách nào, với công cụ gì.

Với việc phát hiện ra vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và do đó, với trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung, chủ nghĩa Mác — Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lịch sử thay thế và phái triển của các phương thức sản xuất. Sự thay thế và phát triển của các phương thức sản xuảt phản ánh xu hướng tất yếu khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người từ trình độ thấp đến trình độ ngày càng cao hơn: phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại. V.V.. Tính chất tuần tự trong quá trình thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất cũng chính là quy luật chung trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nhưng với mỗi cộng đồng xã hội nhất định, tùy theo điều kiện khách quan và chủ quan mà có thể có những biểu hiện đa dạng về con đường phát triển của nó: có tính chất đan xen giữa các phương thức sản xuất trong một thời kỳ phát triển hoặc có những bước nhỏ qua một hay một vài phương thức sản xuất nào đó (với tư cách là phương thức sản xuất có tính chất phổ biến, giữ vai trò chủ đạo) và tiến thẳng lên phương thức sản xuất cao hơn. Đó chính là sự hiểu hiện của tính thống nhất trong tính đa dạng về con đường phát triển của mỗi cộng đồng người nhất định, tạo nên tính chất phong phú của lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, dù lịch sử của mỗi cộng đồng người có phát triển phong phú, đa dạng như thế nào, thậm chí có những giai đoạn phát triển phải trải qua những con đường vòng nhưng rốt cuộc lịch sử vẫn tuân theo xu hướng chung là phát triển theo chiều hướng đi lên từ phương thức sản xuất ở trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Cải thiện, duy trì cảnh quan tự nhiên hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức  gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,…