Những Quy Định Về Dịch Vụ Logistics Chính Thức Được Công Nhận Trong

Những Quy Định Về Dịch Vụ Logistics Chính Thức Được Công Nhận Trong

Logistics là khái niệm quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy dịch vụ Logistics là gì ? Định nghĩa và đặc điểm của dịch vụ Logistics như thế nào ? Hãy cùng DHS tìm hiểu về dịch vụ Logistics qua bài viết dưới đây nhé !

Logistics là khái niệm quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy dịch vụ Logistics là gì ? Định nghĩa và đặc điểm của dịch vụ Logistics như thế nào ? Hãy cùng DHS tìm hiểu về dịch vụ Logistics qua bài viết dưới đây nhé !

Dịch vụ Logistics gồm những gì ?

Dịch vụ logistics gồm những loại như sau:

Đối với dịch vụ bốc xếp hàng hóa cơ bản. Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ giúp bản đóng hàng lên các phương tiện vận chuyển, container,... và dỡ hàng từ trên container xuống và xếp vào kho.

Đây là dịch vụ sẽ giúp bạn đóng gói hàng trước khi xếp hàng lên cont, chèn lót hàng hóa để bảo đảm hàng không bị vỡ. Một số mặt hàng sẽ được đóng vào thùng gỗ. Ngoài bảo quản hàng hóa cho bạn, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp thêm cho bạn kho bãi để bạn thuê.

Hàng sau khi đóng gói và bốc xếp thì sẽ được chuyển đi theo yêu cầu của bạn. Bạn có thể yêu cầu chuyển ở trong nước hoặc chuyển ra các cảng biển và cảng sân bay.

Đây là một dịch vụ không thể thiếu trong những dịch vụ logistics. Khai báo, làm thủ tục hải quan để chuẩn bị cho hàng xuất nhập khẩu thì không phải ai cũng lắm rõ. May mắn thay những đơn vị cung cấp các dịch vụ về Logistic có thể làm việc này giúp bạn.

Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ giúp bạn liên hệ đặt chỗ trên tàu cho hàng hóa của bạn và gửi hàng đi các địa điểm ngoài nước.

Đây là dịch vụ sẽ phù hợp nhất đối với xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau khi hàng hóa của bạn được nhập về sẽ bắt buộc phải làm thủ tục khai báo hải quan ở cảng đích, sau đó mới có thể đưa hàng về kho bãi.

Để thuận tiện hơn và tránh mất thời gian, dịch vụ giao hàng của các đơn vị Logistics sẽ chuyển hàng của bạn để đúng địa điểm mà bạn muốn. Chỉ cần bạn yêu cầu mà thôi.

Dịch vụ Logistics là gì ? Định nghĩa về Logistics

Khi nghe nói về Logistics, nhiều bạn sẽ hiểu một cách đơn giản rằng Logistics là quá trình vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Nhưng không đơn giản như vậy, Logistics rộng hơn những gì bạn nghĩ.

Logistics  được hiểu là một quy trình hay một bộ phận hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này sẽ xuất phát từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định đến khâu cuối cùng là phân phối hàng hóa đến người dùng. Logistics thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa.

Vậy khái niệm dịch vụ Logistics được định nghĩa là hoạt động thương mại mà thương nhân sẽ tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi làm thủ tục hải quan và nhiều thủ tục giấy tờ khác. Ngoài ra còn tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng thù lao theo thỏa thuận với khách hàng.

Các nhóm dịch vụ Logistics liên quan

Ngoài những công việc cơ bản mình đã kể ở trên ra thì vẫn còn nhiều dịch vụ đi kèm liên quan đến Logistics khác như:

Những dịch vụ này sẽ mang tính đặc thù hơn và phù hợp với từng ngành khác nhau. Về cơ bản những dịch vụ này đều có ở những doanh nghiệp chuyển về Logistics nên bạn chỉ cần có nhu cầu thì họ sẽ làm cho bạn.

Tuy chỉ là những dịch vụ liên quan đến logistics nhưng nhất thiết bạn phải cần đến nó để có thể xuất khẩu và nhập khẩu một cách thành công.

Đặc biệt những dịch vụ liên quan đến tư vấn sẽ cần thiết nhất đối với những doanh nghiệp sản xuất mà không có bộ phận Logistics. hoặc bộ phận Logistics hoạt động yếu, không hiệu quả.

DHS LOGISTICS hiện nay đang làm một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ và giải pháp Logistics cho doanh nghiệp và những nhà kinh doanh. Những giải pháp và dịch vụ Logistics của DHS không chỉ mang lại hiệu quả cho khách hàng mà bên cạnh đó là sự hài lòng và nhiệt tình của đội ngũ nhân viên viên của DHS.

Các quy trình dịch vụ trong Logistics đều đã được DHS nghiên cứu, liệt kê và tối ưu để mang đến cho khách hàng những phương án tốt nhất và đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất.

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa thì có thể liên hệ ngay. Đội ngũ tư vấn viên sẽ tận tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho bạn mọi lúc mọi nơi.

Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế DHS

Fanpage: DHS Logistics Website: www.dhslogistics.vn Hotline: 1800 088856 Email: [email protected]

Bộ Công an mong nhận được phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo các nội dung sau đây:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sách nhiễu, gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính…

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Phản ánh, kiến nghị được gửi hoặc liên hệ theo địa chỉ sau:

- Tên cơ quan tiếp nhận: Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an

-  Địa chỉ liên hệ: Số 47 Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Số điện thoại chuyên dùng: 069.2342865 (tạm ngưng trong quá trình chờ cấp số mới)

- Địa chỉ thư điện tử: [email protected] hoặc qua hệ thống phản ánh kiến nghị trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.

Ngày 30/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Theo đó Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Nghị định quy định cụ thể về dịch vụ logistics bao gồm: dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan) ... và các dịch vụ khác.

Về điều kiện kinh doanh logistics, Nghị định quy định thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó. Đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics khi đáp ứng được các điều kiện nhất định theo từng dịch vụ cụ thể, như: Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa) được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

Về giới hạn trách nhiệm, Nghị định quy định là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường trong trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2018, bãi bỏ Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.