Ngân Sách Quốc Phòng Thế Giới 2023

Ngân Sách Quốc Phòng Thế Giới 2023

Theo thehill.com, thất vọng vì khi tính đến lạm phát, đề xuất ngân sách quốc phòng 2023 không mang lại sự tăng trưởng trên thực tế cho chi tiêu quốc phòng và rất có thể là một sự sụt giảm thực sự.

Theo thehill.com, thất vọng vì khi tính đến lạm phát, đề xuất ngân sách quốc phòng 2023 không mang lại sự tăng trưởng trên thực tế cho chi tiêu quốc phòng và rất có thể là một sự sụt giảm thực sự.

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố ngân sách quốc phòng năm 2025 của nước này vào ngày 11/3 tới.

Bloomberg đưa tin mức chi tiêu quốc phòng được đề xuất của Mỹ là khoảng 849,8 tỷ USD cho năm tài khoá 2025. Trong đó, Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ cắt giảm các đơn đặt hàng đối với máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm và tàu ngầm lớp Virginia.

Hãng tin Mỹ trích dẫn các nguồn tin nói rằng việc cắt giảm phản ánh quyết định của Washington nhằm giảm ngân sách cho mua sắm, nghiên cứu và phát triển (R&D) so với dự kiến ​​trước đó, vì chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tìm cách tăng chi tiêu quốc phòng thêm 1% trong năm tài chính 2025.

Theo các nguồn thạo tin, Washington sẽ yêu cầu Quốc hội Mỹ phê duyệt 167,5 tỷ USD để mua sắm hệ thống vũ khí và 143,2 tỷ USD cho lĩnh vưc R&D, phù hợp với đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2025.

Động thái này diễn ra khi Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê duyệt biện pháp chi tiêu cho năm tài chính 2024 và bật đèn xanh cho dự luật bổ sung về an ninh quốc gia.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã đề xuất mua 83 chiếc F-35 mới, nhưng con số này hiện sẽ giảm xuống chỉ còn 70 chiếc, tiết kiệm được 1,6 tỷ USD. Tương tự, đề xuất của Hải quân Mỹ về các tàu ngầm lớp Virginia cũng sẽ giảm từ 2 chiếc xuống 1 chiếc, giúp tiết kiệm được hơn 2 tỷ USD chi tiêu quốc phòng.

Hồi cuối năm 2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2024, cho phép chi tiêu quân sự ở mức kỷ lục 886 tỷ USD, đi kèm theo đó là các chính sách như viện trợ cho Ukraine.

Đạo luật trên liên quan đến việc tăng lương cho quân nhân, mua tàu chiến và máy bay, cho đến các chính sách như hỗ trợ cho các đối tác nước ngoài. Đạo luật dài gần 3.100 trang này kêu gọi tăng lương 5,2% cho quân nhân và tăng tổng ngân sách quốc phòng thêm khoảng 3%, lên 886 tỷ USD.

Với việc thông qua NDAA mới, chính quyền của Tổng thống Biden được cho là sẽ đầu tư tăng cường năng lực quân sự nhằm cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với các đồng minh như Anh và Australia.

(Thanh tra) - Nợ công chồng chất đã buộc hai viện Quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt giảm ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do tính vượt trội của quân đội nước này, việc giảm ngân sách quốc phòng sẽ không gây nhiều ảnh hưởng về vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, nhất là tại châu Á.

Ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ tương đương hơn 40% chi phí quân sự của toàn thế giới. Chi phí này lên đến 700 tỷ USD hàng năm. Trong lúc, Anh và Pháp cũng chỉ chi tiêu khoảng 65 tỷ USD một năm. Hay như Trung Quốc, nước đứng thứ hai thế giới về chi phí quốc phòng, thì cũng chỉ có ngân sách quân sự trung bình khoảng 80 tỷ USD. Tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP, Hoa Kỳ vẫn là nước giữ kỷ lục về mức chi cho quân sự. Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ tiết giảm ngân sách quốc phòng. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Tổng thống Eisenhower đã cắt giảm 27%. Sau chiến tranh Việt Nam, kết thúc năm 1975, Tổng thống Gerald Ford giảm 29% chi phí quân sự. Tổng thống Ronald Reagan cũng hạn chế bớt quy mô chi tiêu quốc phòng trong thập niên 1980, khi chiến tranh lạnh đã bớt căng thẳng, một xu thế này cũng được hai người kế nhiệm là George HW. Bush và Bill Clinton cắt giảm đến 35% vào giữa những năm 1990. Dẫu sao thì lần này, quy mô cắt giảm ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ rất đáng kể, lên đến cả ngàn tỷ USD, trải dài trong vòng 10 năm. Một cách cụ thể, theo thỏa hiệp tại Quốc hội Mỹ về vấn đề nâng trần nợ công, thông qua hôm 02/8 vừa qua, ngân sách dành cho quốc phòng của Hoa Kỳ sẽ bị cắt bớt 350 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Thỏa thuận ngày 02/8 còn dự trù thành lập một Ủy ban đặc biệt của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội để tính toán các khoản cắt giảm chi tiêu đợt hai. Nếu Ủy ban này không đạt được thỏa thuận về các khoản cắt giảm mới trước cuối năm nay, thì lập tức ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ sẽ còn có nguy cơ bị cắt giảm thêm 600 tỷ USD. Các giới chức quốc phòng và quân đội nước này không hài lòng trước tình huống xấu này. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã phản đối điều bị ông coi là “không thể chấp nhận được” vào lúc mà theo ông, nền an ninh Hoa Kỳ đang gặp nhiều thách thức. Theo ông Panetta, nếu ngân sách quốc phòng bị cắt giảm nhiều, nền an ninh quốc gia sẽ bị thiệt hại. Dù không nói trắng ra, ông Panetta hàm ý chỉ Trung Quốc, đang không ngừng tăng cường ngân sách quốc phòng để đánh bật ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực châu Á. Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa kỳ, Đô đốc Mike Mullen cũng xác định, việc cắt giảm chi tiêu sẽ làm giảm sút năng lực của quân đội trong các nhiệm vụ quốc tế. Liệu ngân sách bị eo hẹp có làm tổn thương uy lực quân sự của Hoa Kỳ trên trường quốc tế?  Đối với các nước châu Á đang lo ngại trước đà vươn lên về mặt quân sự của Trung Quốc, nước trong thời gian gần đây không ngần ngại dùng uy thế của mình để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền từ vùng biển Hoa Đông của họ đến Biển Đông, câu hỏi trên càng gay gắt hơn vì cho đến nay, Bắc Kinh vẫn còn chưa dám hành động quá trớn vì còn e dè trước sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ trong vùng. Một chuyên gia xác định, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng lần này đã cụ thể, vì được cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates loan báo từ đầu năm 2011. Các khoản cắt giảm chủ yếu là các chương trình vũ khí tối tân nhưng tốn kém, như các dự án trang bị chiến đấu cơ F35, tàu đổ bộ loại lớn Littoral Combat Ship… Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nói, dù có bị cắt giảm, nhưng nền quốc phòng Hoa Kỳ vốn thuộc loại hùng mạnh nhất thế giới, nên vai trò của Hoa Kỳ trên trường quốc tế sẽ không bị tổn hại. Riêng tại khu vực châu Á, chuyên gia này cho rằng, Hoa Kỳ không chỉ tiếp tục duy trì sự hiện diện của lực lượng Hải quân, mà còn tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia đồng minh, từ Thái Lan đến Philippines, Indonesia và mở rộng liên lạc với các nước khác.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) luôn ở mức cao, đạt gần 19,6%/năm, mang tính ổn định và bền vững, năm sau cao hơn năm trước. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng thương mại-dịch vụ, công nghiệp xây dựng, giảm về nông nghiệp.

Tổng thu ngân sách nhà nước tăng cao qua các năm, đóng góp lớn cho ngân sách chung của tỉnh. Nếu như năm 2004 tổng thu ngân sách chỉ đạt 38,59 tỷ đồng, thu không đủ chi thì năm 2020 chiếm 51,6% tổng thu ngân sách của tỉnh Kiên Giang, góp 5,4% thu ngân sách của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 0,35% tổng thu ngân sách của cả nước.

Đặc biệt, đến năm 2023 thu ngân sách nhà nước đạt 7.812,7 tỷ đồng, tăng trên 113 lần so với năm 2004. Trong 5 năm trở lại đây, Phú Quốc không những tự chủ ngân sách mà còn điều tiết lại cho ngân sách tỉnh.

Bên cạnh đó, từ một địa phương "không có dự án đầu tư nào" thì đến năm 2023, đã thu hút 321 dự án đầu tư với diện tích sử dụng đất khoảng 10.652 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 412.000 tỷ đồng, chiếm 42,8% tổng số dự án toàn tỉnh, trong đó có 312 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích 10.111 ha.

Đồng thời, đã có 4.404 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 142 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 17 lần về số lượng và tăng hơn 383 lần số vốn đăng ký so với năm 2004.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội liên tục tăng qua từng năm, đến năm 2023 đạt 21.615 tỷ đồng, tăng gần 64 lần so năm 2004.

Ngoài ra, phát triển du lịch cũng là thành tựu vô cùng nổi bật của thành phố đảo, góp phần không nhỏ vào GDP của thành phố Phú Quốc. Từ huyện đảo ít người biết, chỉ có trên 130 nghìn lượt khách du lịch năm 2004, thì đến năm 2020 đạt trên 3,5 triệu lượt, tăng gần 27 lần so với năm 2004, và vượt gần 17% so với mục tiêu tại Quyết định 178/2004/QĐ-TTg, trong đó khách quốc tế trên 160 nghìn lượt, chiếm 4,2% cả nước (năm 2020 cả nước đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế).

Cuối năm 2023, Phú Quốc đón khoảng 5,57 triệu lượt khách tham quan du lịch, tăng 42,7 lần năm 2004; trong đó khách quốc tế trên 560 nghìn lượt, chiếm 4,48% cả nước (năm 2023 cả nước đón 12,8 triệu lượt khách quốc tế).

Nhờ vậy, Phú Quốc đã khẳng định được thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới, nhiều sản phẩm du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Năm 2023, Tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Travel+Leisure vinh danh đảo Phú Quốc là "Một trong những ngôi sao mới của du lịch Việt Nam"....