Chúng ta không được biết nhiều về cha mẹ của Đức Maria vì tên tuổi của các ngài không được đề cập, ngay cả trong Thánh Kinh. Truyền thống gọi tên các ngài là thánh Anna và thánh Gioakim. Những thông tin [về các ngài] chúng ta có thể tìm thấy từ các ngụy thư. Những nguồn ngụy thư thì khá nhiều và chúng bổ túc những chi tiết vốn không có trong bốn Tin Mừng. Tuy nhiên, vì chúng không thuộc về quy điển Sách Thánh nên chỉ được coi như những truyền thuyết. Tuy thế, tin mừng tiên khởi của thánh Giacôbê, được viết năm 165, nói rằng việc hạ sinh của Đức Maria là một mầu nhiệm bởi vì cha mẹ của Đức Maria đã già, và việc thiên thần tiên báo với cha của Đức Maria về việc cô được hạ sinh sau 40 ngày ông ăn chay trong hoang địa.
Chúng ta không được biết nhiều về cha mẹ của Đức Maria vì tên tuổi của các ngài không được đề cập, ngay cả trong Thánh Kinh. Truyền thống gọi tên các ngài là thánh Anna và thánh Gioakim. Những thông tin [về các ngài] chúng ta có thể tìm thấy từ các ngụy thư. Những nguồn ngụy thư thì khá nhiều và chúng bổ túc những chi tiết vốn không có trong bốn Tin Mừng. Tuy nhiên, vì chúng không thuộc về quy điển Sách Thánh nên chỉ được coi như những truyền thuyết. Tuy thế, tin mừng tiên khởi của thánh Giacôbê, được viết năm 165, nói rằng việc hạ sinh của Đức Maria là một mầu nhiệm bởi vì cha mẹ của Đức Maria đã già, và việc thiên thần tiên báo với cha của Đức Maria về việc cô được hạ sinh sau 40 ngày ông ăn chay trong hoang địa.
Maria được tôn kính là Đức Mẹ, là mẹ thiêng liêng của toàn thể nhân loại. Bà là biểu tượng của sự vâng phục, khiêm nhường, và tình yêu thương vô điều kiện. Trong nhiều thế kỷ, Đức Mẹ Maria đã được cầu nguyện và tôn vinh qua nhiều hình ảnh và sự kiện, và vẫn là một hình mẫu quan trọng trong đức tin Kitô giáo.
Cuộc đời của Đức Mẹ Maria là một câu chuyện đức tin sâu sắc và thiêng liêng, được ghi lại trong các sách Phúc Âm của Tân Ước và các truyền thống Kitô giáo. Dưới đây là tóm tắt câu chuyện cuộc đời của Đức Mẹ:
Đức Mẹ Maria được sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Nazareth, thuộc vùng Galilê. Cha mẹ của Maria là Thánh Gioakim và Thánh Anna. Họ là những người sùng đạo và đã cầu nguyện nhiều năm để có một đứa con. Maria là kết quả của những lời cầu nguyện đó, và bà được nuôi dưỡng trong tình yêu thương và đức tin mạnh mẽ.
Khi Maria còn là một thiếu nữ, Sứ thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến báo tin cho bà rằng bà đã được chọn để trở thành mẹ của Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa. Dù chưa kết hôn, Maria chấp nhận sứ mệnh này với lòng khiêm nhường, nói rằng: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”
Maria đã đính hôn với Thánh Giuse, một người thợ mộc ở Nazareth. Khi biết Maria mang thai, Giuse định lặng lẽ rời xa bà để tránh sự xấu hổ, nhưng sứ thần hiện ra trong giấc mơ và bảo ông rằng Maria mang thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Giuse chấp nhận Maria và làm theo lời Chúa.
Maria và Giuse đã đến Bethlehem theo lệnh của Hoàng đế La Mã để đăng ký dân số. Ở đó, Maria sinh Chúa Giêsu trong một hang đá vì không tìm được chỗ trọ. Đây là sự kiện Giáng Sinh mà Kitô hữu kỷ niệm hàng năm. Các mục đồng và ba nhà thông thái đã đến thờ phượng Chúa Giêsu sau khi được thiên thần và ngôi sao dẫn đường.
Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Vua Herod ra lệnh giết tất cả các trẻ em trai ở Bethlehem để loại bỏ Đấng Cứu Thế mà ông lo sợ sẽ lấy mất ngôi vua của mình. Một lần nữa, sứ thần báo mộng cho Giuse, và gia đình đã trốn sang Ai Cập để bảo vệ Chúa Giêsu. Họ chỉ trở về Nazareth sau khi Herod qua đời.
Gia đình Maria sống một cuộc sống bình dị tại Nazareth. Chúa Giêsu lớn lên và làm việc cùng Thánh Giuse. Maria là một người mẹ tận tụy, yêu thương con và dạy dỗ Người theo truyền thống Do Thái. Maria luôn giữ vững đức tin và sự vâng phục Thiên Chúa.
Maria đóng một vai trò quan trọng trong sự kiện đầu tiên mà Chúa Giêsu thực hiện phép lạ tại tiệc cưới Cana, khi Người biến nước thành rượu. Khi rượu đã hết, Maria nói với Chúa Giêsu, và dù ban đầu Người nói rằng chưa đến giờ, Người vẫn làm theo lời Maria.
Maria chứng kiến cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giêsu từ lúc khởi đầu cho đến khi Người bị đóng đinh trên thập giá. Bà đứng dưới chân thập giá, chứng kiến nỗi đau của con mình nhưng vẫn kiên nhẫn và trung thành với Thiên Chúa. Trước khi chết, Chúa Giêsu đã trao phó Maria cho môn đệ Gioan, và từ đó bà sống cùng ông như mẹ của ông.
Sau khi Chúa Giêsu phục sinh và lên trời, Maria tiếp tục sống với các môn đệ và cộng đồng Kitô hữu đầu tiên. Bà là người cầu nguyện và hướng dẫn tinh thần cho họ.
Theo tín điều của Công giáo, khi Maria qua đời, bà đã được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Sự kiện này được gọi là Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Assumption) và được kỷ niệm vào ngày 15 tháng 8 hàng năm.
Đức Mẹ Maria là một trong những nhân vật được tôn kính nhất trong Kitô giáo. Bà là biểu tượng của sự vâng phục, khiêm nhường và lòng tin cậy tuyệt đối vào Thiên Chúa. Nhiều nhà thờ, thánh đường và tác phẩm nghệ thuật đã được dựng lên để tôn vinh bà. Maria còn được biết đến với nhiều tước hiệu khác nhau như Nữ Vương Hòa Bình, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima, v.v.
Câu chuyện về cuộc đời của Đức Mẹ Maria không chỉ là một phần của lịch sử tôn giáo mà còn là một biểu tượng của tình yêu thương, lòng kiên nhẫn và đức tin trong cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới.
Dù không phải là người Công Giáo, có lẽ không ai lại không nghe nói đến Đức Mẹ Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Mọi người chắc cũng thường nghe kể về những phép lạ được cho là do Mẹ Maria làm và một số nơi được cho là Đức Mẹ hiện ra đã trở thành những thánh địa thu hút không biết bao nhiêu là tín đồ. Đối với người Công Giáo, Đức Mẹ dịu hiền, nhân từ có lẽ còn gần gũi hơn là Đức Chúa Giêsu, những khi cần được an ủi, chở che, ai cũng tìm đến Đức Mẹ. Nhưng thật sự thì có mấy ai trong chúng ta biết rõ về thân thế của Mẹ Maria, nhân vật mà Kinh Thánh kể rất sơ sài?
Tin Mừng theo Thánh Matthêô chỉ nói về Mẹ Maria như sau:
« Ðức Giêsu Kitô sinh ra thế này:
Maria, mẹ Ngài đã đính hôn với Giuse; trước khi ông bà phối hợp cùng nhau, thì xảy ra là bà đã có thai do tự Thánh Thần. Giuse, chồng bà, vì là người công chính và không muốn tố giác bà, thì định âm thầm ly dị. Sau khi ông đã quyết tâm như vậy, thì này: Thiên Thần Chúa hiện ra cho ông trong mộng bảo rằng: "Giuse, con của Ðavít, chớ sợ lấy Maria vợ ông: thai sinh nơi bà là do tự Thánh Thần; bà sẽ sinh con, và ông sẽ đặt tên cho người con là Giêsu, vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi".
Sự đã xảy ra tất cả là để được nên trọn điều Chúa đã phán nhờ vị tiên tri nói rằng: Này, nữ trinh sẽ thụ thai và sinh con và người ta sẽ gọi tên Ngài là Emmanuel, dịch được là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi.
Tỉnh giấc, Giuse đã làm như Thiên Thần Chúa truyền cho ông, và ông đã rước vợ về nhà; và giữa ông và bà không có việc giao tri vợ chồng, cả đến lúc bà sinh con, và ông đã đặt tên cho là Giêsu. »
Ngoài đoạn nói trên, chỉ có vài lần Kinh Thánh nhắc đến Mẹ Maria. Sách Công Vụ Các Tông Đồ cũng chỉ thoáng nhắc đến Mẹ Maria ở phần đầu, rồi sau đó không nêu tên Mẹ Maria nữa, như thể là các tông đồ đã không hề giao cho Mẹ Maria một vai trò quan trọng nào trong Giáo hội sơ khai.
Để lấp vào những khoảng trống trong cuộc đời của Mẹ Maria, các cộng đồng Thiên Chúa Giáo thời sơ khai đã viết các Tin Mừng bị xem là « ngụy tác » (apocrype), tức là Kinh Thánh không được Giáo Hội công nhận. Tuy có nêu tên bố mẹ của Maria, những Kinh Thánh này không mang lại những bằng chứng không thể chối cãi về cuộc đời của Mẹ Maria, nhưng cho chúng ta thấy rằng ngay từ những cộng đồng Thiên Chúa Giáo đầu tiên, Đức mẹ đã đóng một vai trò quan trọng. « Người phụ nữ nổi tiếng nhất lịch sử thế giới »
Các nhà sử học, đặc biệt là những nhà viết lịch sử tôn giáo, từ lâu cũng đã quan tâm đến nhân vật Mẹ Maria, được xem như là « người phụ nữ nổi tiếng nhất lịch sử thế giới ».
Như đã nói ở trên Kinh Thánh nói rất sơ sài về Mẹ Maria, và không nói gì về thân thế của Mẹ, nhưng nếu xem lịch Công Giáo thì ta sẽ thấy là ngày 26/07 hàng năm, Giáo Hội lại mừng nữ thánh Anna, được xem như là mẹ của Maria và thánh Gioakim, dường như là bố của Maria. Vấn đề là Anna và Gioakim chỉ được nhắc đến trong các Kinh Thánh « ngụy tác », tức là Kinh Thánh không được Giáo Hội công nhận, được viết nhiều thập niên sau 4 sách Tin Mừng chính thống ( theo thánh Gioan, thánh Luca, thánh Marcô và thánh Mátthêô ).
Trong cuốn « Marie », xuất bản năm 2004, nhà báo và nhà văn Pháp Jacques Duquesne, cũng là tác giả một cuốn sách về chúa Giêsu, nhắc lại rằng, theo Tin Mừng Giacôbê ( người anh em của Đức Giêsu ), được cho là viết vào nửa sau thế kỷ 2, vợ chồng Anna và Gioakim khi đó rất đau buồn vì họ không thể có con. Đối với người Do Thái thì đây quả là một thảm họa và người phụ nữ hiếm muộn con như Anna thì chẳng khác gì bị nguyền rủa. Gioakim cũng đau khổ không kém, và để cầu xin Chúa đoái thương, ông đã vào sa mạc để nhịn ăn trong 40 ngày, theo tập quán thời đó.
Đức tin của họ đã được tưởng thưởng, vì các thiên thần sau đó đã hiện ra cho hai người để báo cho Anna và Gioakim rằng họ sẽ có con. Khi đứa con ra sinh ra, bà Anna đặt tên là Maria. Bà cũng rất vui sướng, một điều mà Jacques Duquesne cho là đáng ngạc nhiên, vì thời đó truyền thống trọng nam khinh nữ rất nặng nề. Và việc chính bà đặt tên cho con cũng bất thường, vì đó là đặc quyền của người cha.
Cũng như đối với Chúa Giêsu, không thể nào xác định được Mẹ Maria chào đời khi nào, nhưng các nhà sử học phỏng đoán Mẹ Maria sinh vào năm 20 hoặc 18 trước Công nguyên, nếu chúng ta dựa vào giả thuyết Chúa Giêsu xuống thế làm người vào khoảng năm 6 hoặc 4 trước Công nguyên. Điều này có nghĩa là khi hạ sinh Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ chỉ mới là một thiếu nữ 14 tuổi.
Theo các Kinh Thánh « ngụy tác », Mẹ Maria đã chào đời ở Jerusalem. Chẳng có bằng chứng lịch sử nào để xác nhận điều đó, thế mà một số hướng dẫn viên du lịch dám đưa khách đến tham quan căn nhà mà họ khẳng định là nhà của bố mẹ Maria, Anna và Gioakim ! Nhưng nếu dựa theo Tin Mừng theo thánh Luca thì Mẹ Maria sinh ra ở Nazareth, thời đó chỉ là một ngôi làng nhỏ có vài trăm dân, nằm cách Jerusalem khoảng 100 km về phía bắc.
Theo tác giả Christian Makarian, tác giả cuốn « Marie », xuất bản năm 1995, rất nhiều dân làng lúc đó sống trong những căn nhà được dựng ngay trong các hang đá, bình thuờng họ ăn uống rất đạm bạc với rau quả và cá, chỉ đến những ngày lễ mới được vài miếng thịt, nhưng họ cũng không phải thiếu đói như ở những vùng khác.
Vào thời vùng Galilê dưới sự chiếm đóng của quân La Mã, người phụ nữ Do Thái chỉ sống dưới cái bóng của người chồng, chẳng có vai trò gì khác ngoài việc sinh con và lo việc nhà. Số phận của Maria lẽ ra cũng đã là như thế. Khi chấp nhận đính hôn với Giuse, một người đàn ông lớn tuổi hơn rất nhiều (và dường như đã có vợ trước), cô thiếu nữ Maria chắc cũng sẽ bằng lòng với cuộc sống của một người vợ đảm đang, thầm lặng. Nhưng theo Kinh Thánh thì chính người thiếu nữ nghèo hèn này đã được Thiên Chúa chọn để mang trong mình Đấng Cứu Thế. Và Tin Mừng này đã được thiên sứ Gabirel báo cho Maria :
« Và này, nơi lòng dạ, người sẽ thụ thai, và sinh con, và người sẽ gọi tên Ngài là Yêsu. Ngài sẽ làm lớn, và được gọi là Con Ðấng Tối Cao, và Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Ðavit cha Ngài; và Ngài sẽ làm vua trên nhà Yacob cho đến đời đời, và vương quyền của Ngài sẽ vô cùng vô tận!"
Nhưng trước khi vâng phục ý Chúa, cô muốn được Thiên sứ Gabirel « giải trình » : "Ðiều ấy sẽ làm sao được? Vì việc phu thê tôi không nghĩ đến!" . Chỉ khi nghe Thiên sứ xác quyết : « Vì với Thiên Chúa, nào có gì lại là không có thể!" Maria mới nói: "Này tôi là tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài!".Theo tác giả J. Duquesne, khi vâng theo lời Chúa, Maria đã chấp nhận rước vào mình những rủi ro : có thai trong khi đã đính hôn với Giuse chắc chắn sẽ bị thiên hạ xỉa xói, chắc chắn sẽ khiến bố mẹ nhục nhã, ấy là chưa kể có thể bị tử hình về tội ngoại tình.
Nhưng cho dù mang trong mình mầm mống của một tôn giáo mới, Kytô Giáo, Mẹ Maria cùng Thánh Giuse và Chúa Giêsu cũng phải sống theo đúng những quy tắc nghêm ngặt của Do Thái Giáo. Một trong những nghĩa vụ của tín đồ Do Thái Giáo là mỗi năm phải đến hành hương ở Jerusalem vào dịp Lễ Phục Sinh (Do Thái Giáo, mừng sự kiện nguời Do Thái được giải phóng khỏi ách thống trị Ai Cập). Họ phải đi bộ suốt bốn ngày trời cùng với những đồng hương từ Nazareth đến Jerusalem. Sau lễ, họ thường ở lại vài ngày trước khi trở về vùng Galilê.
Nhưng năm đó, khi Chúa Giêsu đến tuổi 12, trên đường trở về nhà, Maria và Giuse bị lạc con trai, bèn tức tốc quay lại Jerusalem. Sau mấy ngày trời lo lắng, tìm kiếm vô vọng, hai vợ chồng mới đến ngôi đền Jerusalem thì thấy Chúa Giêsu. Tin Mừng theo Thánh Luca kể lại rằng Chúa Giêsu lúc ấy « đang ngồi giữa giữa các tấn sĩ mà nghe và hỏi họ. Mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp ». Khi Mẹ Maria trách con : "Này con, tại sao con làm thế? Này cha con và mẹ phải đau khổ tìm con!" Thì Chúa Giêsu đáp lại: "Thì tại sao tìm con? Lại còn không biết là con phải ở lại nơi nhà Cha con sao?" Một câu trả lời làm cha mẹ Ngài vô cùng sửng sốt. Theo Thánh Luca, ông bà « đã không hiểu lời Ngài nói với họ ».
Mẹ Maria có những người con khác ngoài Chúa Giêsu hay không ? Giáo hội thì vẫn khẳng định rằng Mẹ Maria vẫn đồng trinh đến trọn đời và là Mẹ Thiên Chúa, chỉ toàn tâm toàn ý cho người con duy nhất là Chúa Giêsu, nên không có quan hệ vợ chồng, và như vậy là không có những người con khác. Vấn đề là trong Kinh Thánh lại thấy nói đến anh chị em của Chúa Giêsu, như Tin Mừng Thánh Marcô có đoạn viết :
« Ðến ngày Hưu lễ, Ngài lên tiếng giảng trong hội đường; và nhiều người nghe phải kinh ngạc mà rằng: "Bởi đâu ông ấy được như thế? Và là gì vậy sự khôn ngoan ban xuống cho ông? Cùng các việc quyền năng ấy do tay ông làm ra? Ông ấy không phải là bác thợ mộc, con bà Maria và anh em với Yacôbê, Yôsê, Yuđa và Simôn đó ư?... ».
Nhưng Giáo Hội Công Giáo không bao giờ xem những người đó là anh chị em ruột của Chúa Giêsu, mà chỉ là những người bà con hay những người có quan hệ họ hàng với Ngài. Một giả thuyết khác thì cho rằng thật ra đó là những người con mà Giuse có từ vợ trước.
Như nhận xét của Christian Makarian, tuy sẳn lòng làm tôi tớ Thiên Chúa, Maria dầu gì cũng như bao người mẹ khác nơi trần thế, lúc nào cũng quan tâm, lo lắng cho con. Cho nên Mẹ Maria chắc là cũng rất khổ tâm khi thấy con trai của mình có vẻ như chẳng màng đến quan hệ máu thịt với người đã cưu mang mình, như lời kể của Tin mừng theo Thánh Marcô :
« Mẹ Ngài và anh em Ngài đến. Và đứng ngoài, họ sai người vào gọi Ngài. Ngồi xung quanh Ngài có một đám đông, và người ta nói với Ngài: "Này mẹ Thầy và anh em Thầy đang tìm Thầy ở ngoài ". Ðáp lại Ngài nói với họ: "Ai là mẹ Ta và anh em Ta?" Rồi nhìn quanh mình các người ngồi vòng quanh Ngài, Ngài nói: "Này là mẹ Ta và anh em Ta. Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta".Thậm chí Tin Mừng theo Thánh Luca có đoạn :
« Ðang khi Ngài nói thế, thì giữa dân chúng, một bà cất tiếng nói với Ngài: "Phúc cho lòng dạ cưu mang ông, và vú ông đã bú!" Lẽ ra đây là dịp để Chúa Giêsu tiếp lời ca tụng mẹ mình, nhưng Ngài lại nói : "Đúng hơn là phúc cho những ai nghe lời Thiên Chúa mà noi giữ".
"Tín đồ đầu tiên" của Kitô giáo
Rõ ràng là đối với Giêsu, tuân lời Chúa còn quan trọng hơn là làm mẹ của Con Thiên Chúa. Tuy vậy, Mẹ Maria vẫn không hề giận con mà trái lại vẫn tin vào Chúa Giêsu, hay nói theo lời của Christian Markarian, Mẹ Maria chính là “tín đồ đầu tiên” của Kytô giáo trong lịch sử nhân loại. Điều này được thể hiện rõ trong câu chuyện về phép lạ biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, xứ Galilê, mà Mẹ Maria và các môn đồ của Ngài cũng được mời đến. Tin mừng theo thánh Gioan kể lại :
“ Bởi hết rượu, nên mẹ Ðức Yêsu mới nói với Ngài: "Họ không có rượu nữa!" Ðức Yêsu đáp lại: "Này bà, giữa tôi và bà, nào có việc gì? Giờ của tôi chưa đến!" Mẹ Ngài nói với các người hầu: "Ngài có bảo gì, hãy làm theo!" Ở đó có đặt sáu chum đá, chiếu theo lệ quán tẩy của người Do Thái, mỗi chum chứa được hai hay ba thùng nước. Ðức Yêsu bảo họ: "Hãy đổ đầy nước các chum!" Và họ đã đổ đầy thấu lợi. Rồi Ngài bảo họ: "Bây giờ hãy múc đem cho ông quản tiệc". Và họ đã đem đi. Một khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu, mà ông không biết tự đâu đến - còn các người hầu, những người đã múc nước thì biết - ông mới gọi vị tân lang mà nói: "Phàm người ta, trước tiên ai cũng thết rượu hảo hạng; khi khách ngà ngà thì đãi rượu xoàng hơn. Còn ông, ông đã giữ rượu hảo hạng cho đến bây giờ!"
Câu nói đầy tin tưởng "Ngài có bảo gì, hãy làm theo!" chính là lời tuyên xưng đức tin mạnh mẽ nhất mà Mẹ Maria thốt ra. Cũng chính Mẹ Maria cũng đã theo Chúa Giêsu cho đến tận chân Thập Giá, nơi Ngài chịu đóng đinh để cứu chuộc nhân loại, bất lực, đau đớn nhìn đứa con yêu dấu trút hơi thở cuối cùng. Tin Mừng theo Thánh Gioan kể lại:
« Ðứng bên khổ giá Ðức Yêsu, có Mẹ Ngài, và người chị em của Mẹ Ngài, Maria (vợ) của Klôpa, và Maria người Magđala. Ðức Yêsu thấy Mẹ Ngài, và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ: "Hỡi bà, này là con bà!" Ðoạn lại nói với môn đồ: "Này là Mẹ con!" Và từ giờ đó, môn đồ đã lĩnh lấy bà về nhà mình ».
Nếu căn cứ theo Tin Mừng theo Thánh Gioan, sau chặng thánh giá, Mẹ Maria đã chia sẻ những năm tháng khó khăn với các môn đệ Chúa Giêsu, cùng với họ tiếp tục rao giảng Tin Mừng bất chấp những truy bức, bách hại. Sách Công Vụ các Tông Đồ chứng nhận Mẹ Maria thuộc “ thành phần cộng đoàn tiên khởi”:
“ Khi vào rồi, họ lên lầu trên, chỗ họ lưu ngụ: (các ông) Phêrô, Yoan, Yacôbê, Anrê, Philip, Thôma, Barthôlômêô, Matthêô, Yacôbê (con) của Alphê, Simôn Nhiệt Thành, Yuđa (con) của Yacôbê.Hết thảy họ đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng với các phụ nữ, và Maria, mẹ Ðức Yêsu và các anh em Ngài.”
Nhưng trong suốt một thời gian dài, Giáo Hội Công Giáo hầu như lãng quên Mẹ Maria. Chỉ đến năm 431, Giáo Hội lần đầu tiên mới khẳng định Mẹ Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa và Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và cũng chính là Thiên Chúa. Nhưng nếu chiếu theo Kinh Thánh thì Mẹ Maria cũng là một con người, tức là cũng mắc Tội tổ tông như bao người khác, làm sao có thể hạ sinh một đứa trẻ là Thiên Chúa như Giêsu?
Để trả lời cho câu hỏi này, Giáo Hội đã dựa trên một đoạn trong Kinh Thánh, cụ thể một đoạn trong Tin Mừng theo Thánh Luca nói về chuyện thiên thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến để nói với trinh nữ Maria : « Vui lên ! Hởi người đầy ơn phúc ! Chúa ở cùng người ! ». Vì được đầy ơn phúc của Chúa, cho nên tuy bố mẹ là con người, Mẹ Maria không bị nhiễm Tội tổ tông, hay Nguyên tội, cho nên Giáo hội mới gọi là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chính Giáo hoàng Pio IX đã đề ra giáo thuyết nói trên vào ngày 08/12/1845. Cụ thể là Đức Mẹ được xóa tội tổ tông và tuy là một tạo vật của Thiên Chúa, nhưng Mẹ vẫn gần gũi với con người, là người dẫn dắt nhân loại theo con đường cứu rỗi.
Nhưng Đức Mẹ đã kết thúc cuộc đời trần gian như thế nào ? Đọc Kinh Thánh người không biết được là Đức Mẹ đã qua đời lúc nào, trong hoàn cảnh như thế nào. Chỉ đến ngày 01/11/1950, sau khi tham khảo ý kiến các giám mục và nhận được sự đồng thuận nhất trí của các vị này, Giáo hoàng Pio XII mới long trọng công bố rằng Đức Maria đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa, sau khi kết thúc cuộc đời trần gian, cả hồn lẫn xác đã về trời trong vinh quang của Thiên Chúa.
Trong lịch Công giáo, ngày 15/08 được quy định là Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và là ngày nghỉ lễ chính thức ở một số quốc gia châu Âu. Còn cụm từ « Mẹ Giáo Hội » chỉ bắt đầu có từ cuối Công đồng Vatican 2 (năm 1963). Vào lúc đó, Giáo hoàng đã tuyên bố Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội, tức là mẹ của toàn thể giáo dân và những vị chăn chiên.
Tiểu vương cung Thánh đường Truyền tin ở Nazareth đã được xây tại nơi được cho là nơi mà thiên sứ Gabriel đã hiện ra để báo tin Đức Trinh Nữ Maria được thụ thai Chúa Giêsu nhờ ơn Thánh thần. Trong nhà thờ này có một bàn thờ được cho là phế tích của ngôi nhà mà Đức Mẹ sống vào thời thơ ấu. Cũng tại Nazareth, có một nguồn nước mà Đức Mẹ vẫn đến để lấy nước
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, có một căn nhà gọi là Nhà của Đức Trinh Nữ Maria. Tuy Giáo Hội chưa chưa hề công nhận hay phủ nhận tính xác thực của ngôi nhà này, tuy nhiên hàng đoàn người hành hương vẫn tới thăm căn nhà này, từ khi phát hiện ra địa điểm này vào thế kỷ 19. Họ tin rằng, sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, để tránh bị bách hại, Đức Mẹ Maria đã được thánh Gioan đưa từ Jerusalem tới sống trong ngôi nhà bằng đá này cho tới khi Đức Mẹ Lên Trời (theo giáo lý Công Giáo) hoặc Đức Mẹ An Giấc (theo giáo lý Chính Thống Giáo Đông Phương).
Giáo hội Kitô giáo Đông Phương thì tin là Đức Trinh Nữ Maria đã được mai táng tại thung lũng Kidron, ở chân núi Olives, phía Đông Jerusalem và tại nơi đây hiện nay có Nhà thờ mộ Trinh Nữ Maria.