Mang Ngoại Tệ Khi Nhập Cảnh

Mang Ngoại Tệ Khi Nhập Cảnh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN như sau:

Quy định mang ngoại tệ, vàng khi xuất, nhập cảnh

MỨC NGOẠI TỆ, TIỀN MẶT PHẢI KHAI BÁO HẢI QUAN KHI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH: Hãy     thông tin để tránh bị tịch thu ( vàng, ngoại tệ ) hoặc xử lý hình sự khi vô tình vi phạm.  - Trên 5,000 USD (năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương. - Trên 15,000,000 VNĐ (mười lăm triệu đồng Việt Nam). Xem thêm: Quy định về hành lý xách tay và ký gửi >>> Đăng ký Đặt vé máy bay Tết sớm nhất tại VNTIC <<< Cá nhân nhập cảnh mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 300g trở lên phải khai báo hải quan. Nếu mang vượt quá 1 kg thì phải làm thủ tục gửi tại kho hải quan phần vượt quá và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.

(HQ Online) - Theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, đối với hành vi xuất nhập cảnh nhưng không khai báo hải quan hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất nhập cảnh có thể bị phạt tiền tùy theo giá trị tang vật.

Tại Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định rõ, người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới, không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30 triệu đồng đến dưới 70 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 15 đến 25 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70 triệu đến dưới 100 triệu đồng Việt Nam và phạt tiền từ 30 đến 50 triêu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định 128/2020/NĐ-CP cũng quy định người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới, không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 10 thì bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 - dưới 50 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50 - dưới 100 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 mà số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì sẽ bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 5 - dưới 20 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 5 - 15 triệu đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 20 - dưới 100 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 - dưới 50 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50 - dưới 100 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người xuất nhập cảnh mang theo kim loại quý khác, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 - dưới 30 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 5 - 15 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30 - dưới 50 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50 - dưới 100 triệu đồng Việt Nam; phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định rõ, trị giá tang vật vi phạm đối với các hành vi trên là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.

Căn cứ: Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN và Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013

Pháp luật hiện hành không giới hạn mức tiền mặt tối đa mà người nước ngoài có thể mang về Việt Nam. Nếu họ mang số tiền là 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; hoặc 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam) trở xuống thì không phải khai báo Hải quan, còn vượt trên mức nêu trên thì phải khai báo với cơ quan Hải quan cửa khẩu.

Khoản 6 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP quy định:

Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.

Do đó, nếu xử phạt thì cũng chỉ phạt với mức nêu trên, cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản, ra quyết định xử phạt. Trường hợp của bạn rất có thể là đã bị lừa, những vụ việc như thế là rất nhiều, bạn cần cẩn thận hơn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà  nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình vừa ký ban hành Thông tư số 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ  tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh.

Theo đó, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt tối đa là 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; đối với tiền đồng, mức tối đa là 15.000.000 VNĐ. Trường hợp mang theo số tiền cao hơn mức quy định trên phải khai báo với Hải quan cửa khẩu.

Việc khai báo với Hải quan cửa khẩu còn được áp dụng với trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức quy định và có nhu cầu gửi số ngoại tệ đó vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối.

Ngoài ra, Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. Tuy nhiên, Tờ khai này chỉ có giá trị cho cá nhân gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ghi trên Tờ khai.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể  từ ngày 01/9/2011, thay thế cho các Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7 và Quyết định số  921/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện để công tác quản lý ngoại hối ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.