Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giải tích một biến và giải tích nhiều biến. Học phần cũng nhằm rèn luyện cho người học khả năng tư duy, kỹ năng tính toán và nâng cao khả năng ứng dụng các kiến thức và phương pháp toán học vào phân tích, nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh. Học phần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để học tập và nghiên cứu các môn học liên quan trong chương trình đào tạo và tiếp tục học cao hơn.
Nội dung học phần gồm 6 chương:
0%0% found this document useful, Mark this document as useful
0%0% found this document not useful, Mark this document as not useful
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Học phần: Các mô hình toán kinh tế
1. Tên học phần (tiếng Việt): Các mô hình toán kinh tế
Tên học phần (tiếng Anh): Models of mathematical economics
- Giờ lý thuyết: 36 - Giờ thảo luận:18
- Giờ thực hành: 0 - Giờ báo cáo thực tế: 0
- Học phần tiên quyết: Mã HP:
- Học phần học trước: Mã HP:
- Học phần song hành: Mã HP:
Nhằm trang bị cho các cử nhân kinh tế những kĩ năng cơ bản về phương pháp mô hình và ứng dụng trong phân tích, dự báo kinh tế.
1. Nắm vững các kiến thức cơ bản của học phần về những mô hình toán học của một số bài toán kinh tế như: Mô hình Input – Output, Mô hình IS – LM, Mô hình quy hoạch tuyến tính.
2. Có phương pháp tư duy logic để giải các bài toán tối ưu trong kinh tế
3. Vận dụng các kiến thức của học phần trong phân tích một số mô hình kinh tế như mô hình cân bằng thị trường, mô hình cân đối liên ngành, mô hình tối đa hóa lợi nhuận, cực tiểu hóa chi phí; giải quyết các bài toán thực tế liên quan trong sản xuất hoặc kinh doanh.
4. Có phương pháp và kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; có kĩ năng thuyết trình trước đám đông; có thái độ làm việc tích cực; có khả năng lập kế hoạch, làm việc chủ động và có trách nhiệm.
8. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị cho sinh viên nội dung cơ bản nhất và có hệ thống về phương pháp mô hình Toán kinh tế và một số mô hình có nhiều ứng dụng trong kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh như mô hình cân bằng, mô hình tối ưu…
The course supplies to student the fundametal and systematic knowledge in methods mathematical economics models. Besides, the subjects also present some majors in mathematical economics, specially in management and enterprise field (i.e equilibrium model, optimal model…).
GV đánh giá mức độ đi học đầy đủ, chuyên cần của SV
GV đánh giá mức độ phát biểu, trao đổi ý kiến của SV liên quan đến bài học và hiệu quả của các đóng góp;
Mức độ vi phạm kỷ luật của SV trên lớp (Vào lớp muộn, gây mất trật tự, không chú ý nghe giảng, không tuân thủ điều hành của GV)
GV chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10
2.2. Điểm đổi mới phương pháp học tập (Đđm)
GV đánh giá mức độ đạt yêu cầu về hình thức và nội dung bài thảo luận nhóm
Thuyết trình, phản biện, giải quyết tình huống của nhóm
GV đánh giá phần trình bày slide, khả năng thuyết trình và bảo vệ bài báo cáo hoặc đánh giá bài nhận xét và tư duy phản biện của nhóm
Các nhóm thảo luận tổ chức họp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào kết quả chung và việc chấp hành sinh hoạt nhóm của từng thành viên trong nhóm
Bài thi cuối kỳ: Thi tự luận theo Ngân hàng đề thi
Bộ môn phân công GV chấm bài thi theo quy định của khảo thí
- Thang điểm 10 được sử dụng để đánh giá học phần bao gồm các điểm thành phần, điểmthi cuối kỳ và điểm học phần theo quy định của khảo thí như sau:
(1) Điểm học phần được tính theo công thức sau: Đhp =
Trong đó: Đhp: Điểm học phần, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân
Đi: Điểm thành phần i (i = 1, 2, 3)
ki: Trọng số điểm thành phần i (i = 1,2,3)
(2) Điểm thực hành được tính theo công thức sau: Đth =
Trong đó: Đth: Điểm thực hành, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân
Đkt: Điểm kiểm tra trung bình các bài kiểm tra
(: Điểm kiểm tra thứ i; n: Số bài kiểm tra)
Đđm: Điểm đổi mới phương pháp học tập, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân.
Điểm đổi mới có thể có nhiều điểm thành phần sẽ được tính như sau: Đđm = ∑ ki Đđmi
(Đđmi: Điểm đổi mới phương pháp học tập thành phần thứ i
ki: Trọng số điểm đổi mới phương pháp học tập thành phần thứ i)
- Điểm học phần sau đó quy đổi sang thang điểm chữ.
Không phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học; có rất nhiều vi phạm kỷ luật
Hiếm khi phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học; có nhiều vi phạm kỷ luật
Thỉnh thoảng phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học; thỉnh thoảng vi phạm kỷ luật
Thường xuyên phát biểu và trao đổi ý kiến cho bài học; hiếm khi vi phạm kỷ luật
Tích cực phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học, các đóng góp rất hiệu quả; không vi phạm kỷ luật
Đủ dung lượng, trình bày rõ ràng
Rõ ràng, logic, phong phú, đẹp, sáng tạo
Không có nội dung hoặc nội dung không phù hợp yêu cầu
Nhiều nội dung không phù hợp yêu cầu, luận giải không rõ ràng
Một số nội dung chưa phù hợp yêu cầu, chưa luận giải rõ ràng
Nội dung phù hợp yêu cầu, luận giải rõ ràng và dễ hiểu
Nội dung rất phù hợp yêu cầu, luận giải rất rõ ràng và rất dễ hiểu
Slide trình bày quá sơ sài, nhiều lỗi, không có hình ảnh minh họa
Bài nhận xét phản biện quá sơ sài, không đúng yêu cầu
Slide trình bày với số lượng phù hợp, lỗi còn khá nhiều và ít hình ảnh minh họa
Bài nhận xét phản biện sơ sài, hầu hết các nội dung luận giải chưa chặt chẽ
Slide trình bày với bố cục logic, thỉnh thoảng còn lỗi, hình ảnh minh họa chưa rõ ràng
Bài nhận xét khá đầy đủ, một số nội dung luận giải chưa chặt chẽ
Slide trình bày với bố cục logic, rõ ràng, hầu như không có lỗi, hình ảnh minh họa tương đối đẹp, thể hiện tương đối thành thạo trong trình bày
Bài nhận xét đầy đủ, luận giải tương đối chặt chẽ
Slide trình bày với bố cục logic, rõ ràng, không có lỗi, hình ảnh minh họa đẹp, thể hiện sự thành thạo trong trình bày
Bài nhận xét rất đầy đủ, sắc sảo, luận giải chặt chẽ
Trình bày không logic, vượt quá thời gian quy định; Phát âm không rõ, giọng
nói nhỏ; Người nghe không hiểu; Trả lời câu hỏi yếu
Tư duy phản biện yếu, câu hỏi không đúng trọng tâm
Bài trình bày đầy đủ; Giọng nói nhỏ, phát âm còn một số từ không rõ, sử dụng thuật ngữ phức tạp, chưa có tương tác với người nghe khi trình bày; Trả lời câu hỏi kém
Tư duy phản biện kém, hầu hết câu hỏi đặt ra không đúng trọng tâm
Phần trình bày có bố cục rõ ràng; Giọng nói vừa phải, rõ ràng, dễ nghe, thời gian trình bày đúng quy định, thỉnh thoảng có tương tác với người nghe; Người nghe có thể hiểu và kịp theo dõi nội dung trình bày; Trả lời câu hỏi trung bình
Tư duy phản biện trung bình; Một số câu hỏi đặt ra chưa đúng trọng tâm
Phần trình bày ngắn gọn, dễ hiểu. Sử dụng các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. Bố cục rõ ràng. Giọng nói rõ ràng, lưu loát. Thời gian trình bày đúng quy định. Tương tác tốt với người nghe. Người nghe có thể hiểu được nội dung trình bày; Trả lời câu hỏi chặt chẽ
Tư duy phản biện tương đối chặt chẽ; Câu hỏi phản biện hay
Phần trình bày ngắn gọn. Bố cục rõ ràng. Giọng nói rõ ràng, lưu loát. Thu hút sự chú ý của người nghe, tương tác tốt với người nghe. Người nghe có thể hiểu và theo kịp tất cả nội dung trình bày. Thời gian trình bày đúng quy định; Trả lời câu hỏi sắc sảo, rất chặt chẽ
Tư duy phản biện sắc sảo, chặt chẽ; Câu hỏi phản biện rất hay
Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm rất thấp; Không hoàn thành nhiệm vụ được giao
Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm thấp; Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức thấp
Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm trung bình; Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức trung bình
Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm tích cực; có đóng góp tương đối hiệu quả; Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm rất tích cực; có đóng góp hiệu quả; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
11. Danh mục tài liệu tham khảo của học phần
Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn
Giáo trình Mô hình toán kinh tế
Sách giáo trình, sách tham khảo
Giáo trình lý thuyết mô hình toán kinh tế
Bùi Duy Phú, Trương Thị Thùy Dương
New York: Cambridge University Press
12. Kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần
Các nội dung cơ bản theo chương, mục
Chương 1 : Giới thiệu mô hình Toán kinh tế
1.1. Ý nghĩa và khái niệm của mô hình Toán kinh tế trong nghiên cứu, phân tích kinh tế
1.1.1. Ý nghĩa của phương pháp mô hình
1.1.2. Khái niệm mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế.
1.2. Cấu trúc mô hình Toán kinh tế
1.2.1. Các biến số của mô hình
1.2.2. Mối quan hệ giữa các biến số. Các phương trình của mô hình
1.3. Phân loại mô hình Toán kinh tế
1.3.1. Phân loại mô hình theo đặc điểm cấu trúc và công cụ Toán học sử dụng
1.3.2. Phân loại mô hình theo qui mô, phạm vi, thời gian
1.4. Nội dung của phương pháp mô hình trong nghiên cứu và phân tích kinh tế
1.4.1. Nội dung cơ bản của phương pháp mô hình
1.4.2. Ví dụ minh họa
1.5. Phương pháp phân tích mô hình- Phân tích so sánh tĩnh
1.5.1. Đo lường sự thay đổi của biến nội sinh theo biến ngoại sinh
1.5.2. Hệ số tăng trưởng
1.5.3. Hệ số thay thế
Giảng viên thuyết giảng và giao bài tập ví dụ áp dụng
Đọc trước chương 1 - Tài liệu tham khảo [1]
Chương 2. Ứng dụng phân tích mô hình đối với một số mô hình kinh tế phổ biến
2.1.1. Mô hình phân tích hành vi sản xuất
2.1.2. Mô hình phân tích hành vi tiêu dùng
2.1.3. Mô hình qui hoạch tuyến tính
2.2. Mô hình cân bằng thị trường
2.2.1. Mô hình cân bằng thị trường- mô hình cân bằng riêng
2.2.2. Mô hình cân bằng vĩ mô- mô hình cân bằng thị trường hàng hóa- dịch vụ
2.3.1. Giới thiệu chung về mô hình kinh tế động
2.3.2. Mô hình cân bằng giá tuyến tính
2.3.3. Mô hình tăng trưởng kinh tế Domar
Giảng viên thuyết giảng và giao bài tập ví dụ áp dụng
Đọc trước chương 2 - Tài liệu tham khảo [1]
3.1. Một số vấn đề phương pháp luận xây dựng bảng vào- ra
3.1.1. Sơ lược về lich sử phát triển bảng vào- ra
3.1.2. Ngành thuần túy
3.1.3. Giá trị sản xuất GO
3.1.4. Nhu cầu trung gian
3.1.5. Nhu cầu cuối cùng
3.1.6. Giá trị gia tăng và các yếu tố sơ cấp
3.1.7. Các giả thiết cơ bản khi xây dựng bảng vào- ra
3.2. Bảng vào- ra dạng hiện vật
3.2.1. Mô hình bảng vào ra dạng hiện vật
3.2.2. Hệ số chi phí trực tiếp dạng hiện vật
3.3. Bảng vào- ra dạng giá trị
3.3.1. Mô hình bảng vào- ra dạng giá trị
3.3.2. Hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị
3.3.3. Hệ số đầu vào các yếu tố sơ cấp
3.3.4. Hệ số chi phí toàn bộ
3.4. Một số ứng dụng của bảng vào- ra trong phân tích và dự báo kinh tế
3.4.1. Lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
3.4.2. Xác định giá sản phẩm và chỉ số giá
Giảng viên thuyết giảng và giao bài tập ví dụ áp dụng
Đọc trước chương 3 - Tài liệu tham khảo [1]
Chương IV. Một số ứng dụng của quy hoạch động
4.1. Bài toán phân bố tối ưu tài nguyên kinh tế
4.1.2. Công thức truy hồi giải bài toán
4.1.3. Thuật toán giải
4.2.2. Công thức truy hồi giải bài toán
4.2.3. Thuật toán giải
4.3. Bài toán dự trữ tối ưu với nhu cầu xác định hoàn toàn nhưng không đều
4.3.2. Công thức truy hồi giải bài toán
4.3.3. Thuật toán giải
Giảng viên thuyết giảng và giao bài tập ví dụ áp dụng
Đọc trước chương 4 - Tài liệu tham khảo [1]
Chương V. Một số mô hình của lý thuyết điều khiển dự trữ
5.1.2. Các chi phí trong bài toán dự trữ
5.2. Điều khiển dự trữ trong trường hợp nhu cầu cố định
5.2.1. Mô hình dự trữ giản đơn
5.2.2. Mô hình trong trường hợp giá một đơn vị hàng biến đổi theo khối lượng hàng đặt mua
5.2.3. Mô hình dự trữ được bổ sung dần
5.2.4. Dự trữ nhiều sản phẩm
5.3. Điều khiển dự trữ trong trường hợp nhu cầu ngẫu nhiên
5.4. Điều khiển dự trữ một giai đoạn
5.4.1. Bài toán với nhu cầu là biến ngẫu nhiên rời rạc
5.4.2. Bài toán với nhu cầu là biến ngẫu nhiên liên tục
Giảng viên thuyết giảng và giao bài tập ví dụ áp dụng
Đọc trước chương 5 - Tài liệu tham khảo [1]
Hướng dẫn thảo luận, bài tập nhóm buổi 2 (hình thức trực tuyến)
Dẫn luận, diễn giải, thuyết trình và hướng dẫn các nhóm chỉnh sửa bản đề cương thảo luận, bài tập của các nhóm.
- Chuẩn bị các bài tập, câu hỏi và các tình huống
- Đặt và nêu câu hỏi tình huống .
Hướng dẫn thảo luận, bài tập nhóm buổi 3 (hình thức trực tuyến)
Dẫn luận, diễn giải, thuyết trình và hướng dẫn các nhóm chỉnh sửa bản đề cương thảo luận, bài tập của các nhóm.
- Chuẩn bị các bài tập, câu hỏi và các tình huống
- Đặt và nêu câu hỏi tình huống .
- Tổ chức họp nhóm, chuẩn bị báo cáo
- Chuẩn bị các câu hỏi và các tình huống
- Đánh giá các thành viên trong nhóm
1. Hướng dẫn thực hiện giờ thảo luận:
- Trong 18 giờ thảo luận có 9 giờ dự giảng thảo luận trên lớp và 9 giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến. Giảng viên có thể lựa chọn phương tiện hướng dẫn phù hợp điều kiện thực tế.
- Giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến nhằm giúp các nhóm thảo luận có bài thảo luận hoàn chỉnh trước khi thực hiện giờ thảo luận trên lớp. Giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến bao gồm các công việc: Hướng dẫn đề cương bài thảo luận, hướng dẫn tìm tài liệu tham khảo, góp ý bản thảo bài thảo luận, giải đáp thắc mắc,… (có minh chứng bản sửa đề cương và bản sửa bài thảo luận).
2. Quá trình tổ chức giảng dạy, đánh giá học phần được triển khai theo hình thức trực tiếp, hoặc trực tuyến, hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, bảo đảm quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Thương mại về tổ chức đào tạo và khảo thí.